Các ông trùm giàu nhất Trung Quốc đã mất tổng thể hơn 35 tỷ USD trong đợt bán tháo thị trường sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 3 và thắt chặt chính phủ.
Những người giàu nhất Trung Quốc thất thoát tài sản
Colin Huang của Pinduoduo Inc. đã chứng kiến tài sản của mình giảm 5,1 tỷ USD, trong khi Pony Ma của Tencent Holdings Ltd. và người giàu nhất quốc gia, Zhong Shanshan, mỗi người mất hơn 2 tỷ USD vào hôm 23/10 sau khi cổ phiếu của các công ty của họ sụt giảm vì những tuyên bố về một cuộc cải cách sắp tới. Đây là những đợt sụt giảm tài sản lớn nhất trong thời gian ngắn của top tỷ phú trong danh sách 500 người giàu nhất thế giới được theo dõi bởi Chỉ số Tỷ phú Bloomberg.
Theo đó, Jack Ma của Alibaba Group Holding Ltd. và William Ding của NetEase Inc. cũng đã mất tới 2,8 tỷ USD.
Động thái của ông Tập nhằm đưa các đồng minh thân cận nhất của mình lên hàng đầu trong hàng ngũ lãnh đạo đang làm dấy lên lo ngại rằng hoạt động thắt chặt kiểm soát nhằm vào các doanh nghiệp tư nhân của Trung Quốc sẽ tiếp tục được đẩy mạnh hơn nữa.
Cũng trong phiên giao dịch đầu tuần, một chỉ số theo dõi cổ phiếu của quốc gia được niêm yết tại Hồng Kông đã giảm nhiều hơn bất kỳ đại hội Đảng Cộng sản nào kể từ khi thành lập năm 1994. Các nhà đầu tư nước ngoài đã bán một lượng cổ phiếu kỷ lục thông qua các liên kết giao dịch trong thành phố, trong khi cổ phiếu Trung Quốc giao dịch tại Mỹ giảm mạnh nhất từ trước đến nay.

Việc bán tháo tiếp tục vào hôm qua 24/10, với đồng nhân dân tệ giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2007 sau khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc nới lỏng việc cố định tiền tệ được kiểm soát chặt chẽ bằng cách đặt tỷ giá ở mức thấp nhất trong 14 năm.
Ông Kenny Wen, người đứng đầu chiến lược đầu tư tại KGI Asia ở Hồng Kông, cho biết: “Sự sụt giảm thị trường hôm 24/10 phản ánh tâm lý nhà đầu tư mong manh. Mọi người chỉ đang cố gắng níu kéo và tìm kiếm nhiều tác động hơn đối với nền kinh tế Trung Quốc sau cuộc cải tổ”.
Ngay cả trước khi sụt giảm giá trị tài sản vào hôm 23/10, những người giàu nhất Trung Quốc đã đi đúng hướng trong năm tồi tệ nhất trong một thập kỷ của họ vì các chính sách Covid nghiêm ngặt của ông Tập ảnh hưởng đến nền kinh tế. Tính đến cuối tuần qua, có 76 tỷ phú Trung Quốc chỉ có tài sản trung bình trị giá 783 tỷ USD trong số 500 người giàu nhất thế giới, so với con số 79 tài phiệt với tài sản ròng 1,1 nghìn tỷ USD vào cuối năm 2021, theo chỉ số tài sản của Bloomberg.
Mặc dù việc ông Tập tái bổ nhiệm cho nhiệm kỳ thứ 3 đã phá vỡ tiền lệ không phải là một điều bất ngờ, nhưng việc củng cố đội ngũ lãnh đạo với những quan chức trung thành của ông đang phá vỡ mô hình lãnh đạo tập thể trước đó. Theo quan điểm và nhận định của các quốc gia phương Tây, có vẻ như sẽ ngày càng có ít hơn những tiếng nói phản đối ở cấp cao về các chính sách mới.
Cụ thể, việc chính quyền ông Tập Cận Bình thắt chặt chính sách có nghĩa là chính sách kiểm soát Covid-19, phong tỏa,… sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng đến nền kinh tế. Một loạt dữ liệu được công bố vào hôm 23/10 sau khi bị trì hoãn đột ngột vào tuần trước cho thấy đà phục hồi trái chiều và các nhà kinh tế vẫn cảnh giác về tăng trưởng trong tương lai.
Đồng nhân dân tệ tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 15 năm
Nhân dân tệ của Trung Quốc hôm 24/10 đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần 15 năm, cũng vì các nhà đầu tư tháo chạy khỏi Trung Quốc trong bối cảnh lo ngại về động thái mạnh mẽ của chính quyền Chủ tịch Tập Cận Bình nhằm siết chặt quyền lực của ông trong một cuộc cải tổ lớn hơn.
Trên thị trường trong nước được kiểm soát chặt chẽ, đồng nhân dân tệ giảm giá mạnh, chạm mức yếu nhất kể từ cuối năm 2007. Lần gần đây nhất, nó giảm 0,6% ở mức 7,3 nhân dân tệ cho 1 USD. Đồng tiền này đã mất giá 15% so với USD trong năm nay.
Trong giao dịch bên ngoài Trung Quốc đại lục, đồng nhân dân tệ trong thời gian ngắn giảm xuống khoảng 7,36/ USD vào hôm 24/10, mức thấp nhất trong kỷ lục, theo Refinitiv. Sau đó, nó đã giảm lỗ giao dịch ở mức 7,33 NDT/ USD lúc 3h35 chiều (giờ địa phương).
Trên thực tế, tỷ giá NDT/ USD đã được duy trì ở mức khoảng Đồng tiền này được chốt ở mức 8,28 so với USD trong nhiều năm cho đến năm 2005 khi Trung Quốc chuyển sang “tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý”. Sau đó, nó tăng giá ổn định, leo lên mức cao nhất gần 6,01 vào năm 2014.