Bằng cách nắm rõ chi tiết hướng dẫn đăng ký kinh doanh, dù là để khởi động một doanh nghiệp hoàn toàn mới hay hộ kinh doanh cá thể thì bạn cũng có thể tự tin làm đúng quy trình và sớm được cấp giấy phép.

Đăng ký kinh doanh là gì? Có bao nhiêu loại giấy phép kinh doanh phổ biến?

Đăng ký kinh doanh được định nghĩa là sự ghi nhận của nhà nước bằng văn bản về mặt pháp lý đối với chủ thể kinh doanh – có thể là doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể. Đăng ký kinh doanh là yêu cầu bắt buộc cho bất cứ tổ chức, cá nhân, gia đình nào muốn bắt đầu hoạt động kinh doanh nhằm đảm bảo rằng cơ sở sẽ tuân thủ các quy định của pháp luật. Thông tin chi tiết về hướng dẫn đăng ký kinh doanh sẽ được trình bày ở nội dung sau.

Cùng với việc nộp hồ sơ xin giấy phép đăng ký kinh doanh, chủ thể cũng sẽ phải đăng ký kinh doanh kèm thuế để đảm bảo thực hiện các trách nhiệm liên quan tới khoản thuế kinh doanh, thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng,… Cùng gọi là giấy phép kinh doanh nhưng có những loại khác nhau như: Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (công ty); chứng nhận đăng ký đầu tư; chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và kho bãi; giấy phép hoạt động cấp cho từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể.

hướng dẫn đăng ký kinh doanh
Giao diện hướng dẫn đăng ký kinh doanh online trên cổng thông tin của UBND thành phố Hà Nội.

Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh và thời thời gian xử lý, cấp giấy phép

1. Thời gian xét duyệt đăng ký kinh doanh

Thông thường, thời gian xét duyệt đăng ký giấy phép kinh doanh có thể từ 3 ngày hoặc lâu hơn tùy theo chất lượng hồ sơ, lĩnh vực kinh doanh. Hoàn thiện hồ sơ dưới sự hướng dẫn đăng ký kinh doanh qua văn phòng luật thì có thể nhanh hơn.

2. Giấy tờ, hồ sơ cần có khi làm thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh

Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh không quá phức tạp, yêu cầu các giấy tờ sau đây:

– Bản sao CMND/CCCD còn hạn sử dụng và hộ chiếu (của pháp nhân chịu trách nhiệm).

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ quyết định thành lập công ty và giấy ủy quyền của những người góp vốn cho 1 cá nhân đại diện.

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (xin được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh).

Ngoài ra, để quy trình xử lý hồ sơ đăng ký kinh doanh nhanh hơn, các giấy tờ như dự thảo điều lệ công ty, quy định,… sẽ khiến hồ sơ đầy đủ hơn.

3. Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh ở đâu?

– Đối với hướng dẫn đăng ký kinh doanh doanh nghiệp: Nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch & Đầu tư Tỉnh/Thành phố đặt trụ sở công ty. Ví dụ, tổ chức đặt trụ sở ở thành phố Hà Nội thì khi nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh sẽ nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.

– Đối với đăng ký hộ kinh doanh cá thể: Nộp hồ sơ tại Phòng Kinh tế/ Phòng Kế hoạch Tài chính – UBND cấp Quận/ Huyện. Ví dụ, hộ cá thể kinh doanh tại Quận 1, TP.HCM thì khi đăng ký giấy phép sẽ nộp tại Phòng Kế hoạch Tài chính Quận 1.

Hiện nay có thêm lựa chọn đăng ký trực tuyến với hướng dẫn đăng ký kinh doanh qua mạng đơn giản tiết kiệm khá nhiều thời gian. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà nộp hồ sơ xin giấy phép kinh doanh trực tiếp vẫn được lựa chọn nhiều hơn.

Chi tiết hướng dẫn đăng ký kinh doanh doanh nghiệp

Hướng dẫn đăng ký kinh doanh doanh nghiệp thực chất là xin giấy phép đăng ký mở công ty, cụ thể sẽ cần chú ý và chuẩn bị như sau:

– Đăng ký giấy phép kinh doanh tại Phòng đăng ký – Sở kế hoạch và đầu tư với mức lệ phí 50.000 VNĐ và/ hoặc đăng ký bố cáo thành lập doanh nghiệp trên Cổng thông tin Quốc gia với mức lệ phí 100.000 VNĐ.

– Chi phí/ lệ phí môn bài phụ thuộc vào vốn điều lệ của doanh nghiệp muốn mở, dao động từ 1.000.000 đến 3.000.000/ năm.

Ngoài ra còn các chi phí như làm bảng hiệu công ty, khắc con dấu doanh nghiệp, mua thiết bị chữ ký số, sử dụng hóa đơn VAT, ký quỹ tài khoản ngân hàng,…

Hướng dẫn đăng ký kinh doanh doanh nghiệp có căn cứ pháp lý theo Luật doanh nghiệp 2020 và Nghị định số: 108/2018/NĐ-CP. Có các hình thức: Thành lập doanh nghiệp tư nhân (công ty tư nhân); công ty hợp danh; công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên; công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên và công ty cổ phần.

Hướng dẫn đăng ký kinh doanh doanh nghiệp theo quy trình các bước như sau:

– Bước 1: Chuẩn bị và hoàn thành hồ sơ thành lập doanh nghiệp (với các giấy tờ được yêu cầu bên trên).

– Bước 2: Nộp hồ sơ xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan chức năng (Phòng Đăng ký – Sở Kế hoạch và Đầu tư).

– Bước 3: Chờ nhận cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong điều kiện hồ sơ hợp lệ, nhận kết quả là giấy chứng nhận đăng ký được gửi về.

– Bước 4: Khắc dấu tròn doanh nghiệp, công bố mẫu dấu lên Cổng Thông tin Doanh nghiệp Quốc gia (công ty chính thức được thành lập).

– Bước 5: Mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp và thông báo số tài khoản doanh nghiệp.

– Bước 6: Mua chữ ký số, đăng ký khai thuế và nộp thuế điện tử với cơ quan thuế, xác nhận nộp thuế điện tử qua ngân hàng; khai lệ phí môn bài và đóng lệ phí môn bài khi sử dụng chữ ký điện tử.

Bước 7: Khai thuế ban đầu, nên sử dụng hóa đơn thuế điện tử đúng quy trình.

Bước 8: Doanh nghiệp đã có giấy phép đăng ký kinh doanh bắt đầu hoạt động cần thực hiện báo cáo thuế theo quy định của nhà nước định kỳ, đúng thời hạn và tuân thủ các quy định nghị định thuế liên quan.

Hướng dẫn đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Hướng dẫn đăng ký hộ kinh doanh cá thể là cách xin giấy phép đăng ký kinh doanh cho hộ gia đình buôn bán, kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ nhất định (không dưới hình thức doanh nghiệp, công ty).

Căn cứ pháp lý của hướng dẫn đăng ký hộ kinh doanh cá thể gồm có: Nghị định số 78/2015/NĐ-CP và Nghị định số 108/2018/NĐ-CP. Đăng ký hộ kinh doanh cá thể cần chuẩn bị như sau:

– Chi phí nộp hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh hộ cá thể 100.000 VNĐ.

– Bản sao có công chứng CMND/CCCD và hộ chiếu còn thời hạn.

– Giấy xác nhận quyền chủ sở hữu cơ sở kinh doanh (nhà, nếu người đăng ký là chủ sở hữu), hoặc hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh.

– Giấy đề nghị đăng ký giấy phép kinh doanh hộ cá thể với thông tin về tên hộ kinh doanh, địa chỉ, SĐT, số vốn đăng ký và số lao động tham gia kèm ngành nghề/ lĩnh vực kinh doanh.

Quy trình vẫn gồm 2 bước: Nộp hồ sơ lên cơ quan chức năng, chờ tiếp nhận và trả kết quả. Thông thường sẽ có kết quả đăng ký giấy phép kinh doanh sau 4 ngày làm việc. Lưu ý, với các trường hợp làm theo hướng dẫn đăng ký hộ kinh doanh cá thể nhưng chưa chính xác sẽ được yêu cầu chỉnh sửa.

Sau khi đã có giấy phép kinh doanh hộ cá thể, chủ hộ kinh doanh cũng cần có mã số thuế, tiến hành các thủ tục kê khai thuế ban đầu đúng quy định.

Hướng dẫn đăng ký kinh doanh kèm thuế

Có thể thấy từ hướng dẫn đăng ký kinh doanh doanh nghiệp và hướng dẫn đăng ký kinh doanh hộ cá thể ở trên, chắc chắn khi đăng ký kinh doanh sẽ cần đăng ký thuế để có mã số thuế và thực hiện các trách nhiệm trước pháp luật. Tuy nhiên, những người không kinh doanh theo 2 hình thức trên vẫn phải đăng ký giấy phép kinh doanh để được cấp mã số thuế hợp lệ như đăng ký mở shop online trên sàn TMĐT,…

Chi tiết hướng dẫn đăng ký kinh doanh kèm thuế như sau:

– Thời hạn, trách nhiệm đăng ký mã số thuế của hộ kinh doanh là 10 ngày kể từ ngày ghi trên giấy phép thành lập và hoạt động, ngày ghi trên giấy phép tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc ngày ký hợp đồng đầu tiên.

– Trường hợp tổ chức hoặc cá nhân không hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng có phát sinh nghĩa vụ nộp thuế, thuộc diện được hoàn thuê cũng phải thực hiện đăng ký thuế đúng thời hạn – cùng với thời hạn nộp hồ sơ khai thuế/ hồ sơ hoàn thuế lần đầu theo quy định.

– Để nộp hộp sơ đăng ký kinh doanh kèm thuế, hộ kinh doanh cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật bao gồm: Hồ sơ đăng ký thuế (nhận tại chi cục thuế nơi đặt trụ sở kinh doanh), chờ trả kết quả trong 3 ngày làm việc và nhận giấy chứng nhận đăng ký thuế là hoàn thành.

Lưu ý khi thực hiện hướng dẫn đăng ký kinh doanh (tất cả các hình thức)

Quy trình đăng ký kinh doanh doanh nghiệp, kinh doanh hộ cá thể hay đăng ký kinh doanh kèm thuế sẽ được hướng dẫn và giải thích chi tiết khi bạn chuẩn bị hồ sơ. Trên thực tế, để chắc chắn đã làm đúng theo yêu cầu và sớm có được giấy phép đăng ký kinh doanh thì cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm nên hỏi rõ mọi thông tin từ người phụ trách/ cơ quan chức năng cũng như đọc kỹ hướng dẫn.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình kinh doanh khi đăng ký giấy phép cũng lựa chọn nhờ tư vấn và hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ từ kế toán – những người am hiểu quy trình hoặc từ các văn phòng luật. Mặc dù không phức tạp xong nếu thủ tục đăng ký kinh doanh xảy ra sai sót thì tương đối tốn thời gian để chuẩn bị và chờ xét duyệt lại.

Về cơ bản, hướng dẫn đăng ký kinh doanh thực chất bao gồm hồ sơ đăng ký và chờ xét duyệt. Với điều kiện chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ, nộp đúng và đủ lệ phí, gửi hồ sơ đến đúng cơ quan chức năng thì quy trình sẽ đơn giản. Trường hợp đăng ký kinh hoanh hộ cá thể, thủ tục sẽ đơn giản hơn do không phải hoàn thành các bước như chuẩn bị con dấu hay tương tự.

Trên đây là những thông tin cơ bản, mạch lạc nhất về hướng dẫn đăng ký kinh doanh theo từng hình thức kinh doanh doanh nghiệp, hộ cá thể và đăng ký kinh doanh kèm thuế. Đảm bảo rằng bạn đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và đầy đủ hồ sơ thì chỉ cần chờ từ 3 ngày trở lên là đã cầm trong tay giấy phép đăng ký kinh doanh hợp lệ.