Ở hiện tại và tương lai gần, không phải Apple, Google hay các gã khổng lồ công nghệ khác, chính công nghệ phần mềm, lập trình viên và người dùng sẽ đóng vai trò quyết định đối với thị trường.

Phần mềm thống trị hoạt động kinh tế và đời sống

Một bài phân tích của Marc Andreessen vừa được tìm lại dù đã 11 năm kể từ khi bài đăng thu hút nhiều nhân sự trong lĩnh vực công nghệ thế giới. Vào năm 2011, Marc Andreessen viết trong phân tích có tên “Tại sao phần mềm lại ăn khách trên thế giới?” và đến nay, rất nhiều điều mà ông “tiên tri” đã trở thành sự thật. Có nhiều dấu hiệu cho thấy trong tương lai, các nút bấm và lập trình viên, nhu cầu người dùng sẽ thực sự “truất ngôi” sự độc quyền của các ông ty công nghệ lớn như Apple, Google.

Vào đầu thập kỷ trước, Andreessen lập luận rằng mọi công ty hiện nay thực chất đều là một công ty phần mềm và chịu ảnh hưởng, chi phối của các phần mềm, ứng dụng – dù công ty đó có thích hoặc thừa nhận hay không.

Không chỉ đưa ra lời tiên tri “chung chung” như vậy, Andreessen thậm chí còn nhận định về điều kiện thị trường và tiềm năng của những công ty công nghệ vốn còn mờ nhạt vào thời điểm đó. Cuối cùng, quan điểm của ông đã được chứng thực như sự phát triển của các công ty tạo ra hàng tỷ USD thị phần gồm: Uber, Lyft, TikTok /ByteDance, Robinhood và Coinbase, cùng một số công ty khác.

Nếu công ty của bạn trở thành một kỳ lân trong thế kỷ 21, phần mềm có lẽ sẽ là một phần quan trọng trong toàn bộ kế hoạch kinh doanh.

Theo thời gian, người dùng và lập trình viên sẽ là người quyết định xu hướng và giải pháp công nghệ. (Ảnh: Investing.com)

Công nghệ điện toán đám mây

Động cơ thực sự đằng sau xu hướng này của các nền kinh tế và cuộc sống hiện đại là sự xuất hiện của điện toán đám mây và những gã khổng lồ về đám mây – một ngành công nghiệp mà chính Andreessen là người tiên phong vào thời điểm nhiều người còn “chế giễu” khái niệm này.

Vào thập kỷ thứ 2 của thế kỷ 21, mọi người đều đã hiểu về tầm quan trọng của điện toán đám mây. Kể từ những năm 2010, chi tiêu trên toàn thế giới cho điện toán đám mây đã tăng hơn gấp 5 lần, từ 77 tỷ USD lên 411 tỷ USD. Nó là xương sống của toàn bộ quy trình phát triển cho phép mọi người truy cập dễ dàng vào nhiều tiện ích công nghệ, phần mềm chỉ thông qua một nút bấm trên máy tính.

Mặc dù cuộc cách mạng phần mềm hỗ trợ thiết bị di động đã giúp cuộc sống trở nên dễ dàng, nhiều thao tác phức tạp đã trở nên đơn giản hơn thì điều đó cũng có nghĩa là nhiều doanh nghiệp và bản thân mỗi người cần biết thỏa hiệp hơn. Trên thực tế, nhiều công ty lớn trên thế giới như Amazon, Google và Microsoft hiện đã chiếm tới 65% thị trường lưu trữ đám mây.

Điều này đã tạo ra sự độc quyền, ví dụ, với dịch vụ lưu trữ đám mây nói riêng, các máy chủ có thể đánh bật các dịch vụ khỏi đám mây, như Amazon đã làm với dịch vụ truyền thông xã hội khét tiếng Parler. Parler cũng bị cấm trên App Store của Apple.

Vụ việc chứng tỏ rằng chỉ cần sự hợp tác của 2 gã khổng lồ công nghệ là Amazon và Apple đã đủ để đánh bật hoàn toàn một dịch vụ ngoại tuyến, đưa nó ra khỏi lĩnh vực kinh doanh trong thế giới hậu phần mềm.

Điều gì xảy ra khi một dịch vụ hoặc nhà phát triển vi phạm chính sách hoặc điều khoản dịch vụ của Amazon? Internet đã bị cuốn vào một góc, nơi nó không còn thực sự là thị trường của những ý tưởng tự do và sự phát triển tự do, đặc biệt nếu sự phát triển đó bằng cách nào đó bị các công ty như Amazon và Microsoft coi là mối đe dọa.

Công nghệ phi tập trung có thể xây dựng một thế giới mới, nơi Apple, Google không còn làm chủ

Cũng giống như bitcoin phá vỡ những quy chuẩn về tiền tệ và cho phép mọi người suy nghĩ về việc trao đổi giá trị theo những cách mới, các giao thức blockchain mới hơn có cơ hội “phá vỡ” dữ liệu trong một thế giới mà phần mềm quyết định quá nhiều đến mọi lĩnh vực đời sống, kinh tế.

Web3 và các dự án mà nó hứa hẹn ra đời sẽ xác định lại cách thức thông tin tồn tại và được truyền qua internet một cách tự chủ và minh bạch. Hệ sinh thái ưu tiên phân quyền và ưu tiên cộng đồng hứa hẹn sẽ đưa quyền lực trở lại tay các lập trình viên và do đó, những người dùng sẽ sử dụng các ứng dụng và phần mềm phi tập trung (DApps) của họ.

Điều này sẽ cho phép một khuôn khổ chung thúc đẩy các phương pháp hay nhất và tính kinh tế theo quy mô sẽ có thể cạnh tranh với các thực thể tập trung lớn nhất trên internet.

Bất kể những bất lợi khi phụ thuộc vào các công ty như Amazon, Google, Microsoft và Apple, họ đã có được sự tin tưởng, uy tín và trở thành thương hiệu quen thuộc hàng thập kỷ khiến cả các lập trình viên và người dùng khó chuyển sang một phương thức làm việc hoàn toàn mới.

Nếu cộng đồng Web3 phi tập trung có thể thành công, chúng ta có thể khôi phục thế giới đã bị phần mềm ăn mòn và suy yếu trong những năm qua.