Chứng khoán châu Á tăng trở lại vào ngày 5/10 khi nhà đầu tư kỳ vọng trong tương lai, việc tăng lãi suất toàn cầu sẽ ít tác động hơn nhờ vào chính sách thắt chặt và giảm áp lực giá ở các nền kinh tế lớn trên thế giới.
Các chỉ số chứng khoán châu Á tăng đồng loạt
Chỉ số rộng nhất của MSCI về cổ phiếu châu Á – Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản (.MIAPJ0000PUS) đã tăng 0,5%, sau khi chứng khoán Mỹ kết thúc phiên giao dịch trước với mức tăng được ghi nhận. Trên thực tế, tính từ đầu tháng 10 đến nay, chỉ số .MIAPJ0000PUS đã giảm 0,6% và đây là lần đầu tiên tăng trở lại. Trong khi đó, cổ phiếu Úc (.AXJO) tăng 1,35% trong phiên giao dịch đầu giờ, trong khi chỉ số chứng khoán Nikkei của Nhật Bản (.N225) cũng tăng 0,34%.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông (.HSI) tăng 3,76% chỉ trong 1 ngày, khi thị trường Trung Quốc đại lục vẫn đóng cửa nghỉ lễ (Quốc khánh).
Sự khởi đầu mạnh mẽ của phiên giao dịch hôm 4/10 đối với cổ phiếu Úc, ghi nhận mức tăng mạnh trong 2 ngày đầu tiên kể từ ngày 13/9 và đây là ngày tốt nhất của thị trường chứng khoán trong hơn 2 năm qua sau khi Ngân hàng Dự trữ Úc ra lệnh tăng lãi suất 25 điểm cơ bản (thấp hơn dự kiến). Tại Phố Wall, chỉ số Dow Jones và S&P 500 cũng đã có 2 ngày phục hồi lớn nhất trong 2 năm khi lo ngại về các đợt tăng lãi suất mạnh mẽ của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã giảm bớt.
Tâm lý lạc quan của các nhà đầu tư khu vực, bất chấp áp lực tăng lãi suất
Tâm lý tích cực của các nhà đầu tư chứng khoán châu Á và tại Mỹ được thúc đẩy trong bối cảnh Mỹ có tỷ lệ việc làm giảm mạnh nhất trong gần 2 năm rưỡi vừa qua (thống kê dữ liệu tính đến hết tháng 8/2022). Điều này đặt ra mục tiêu, sứ mệnh mới cho Fed phải có điều chỉnh chính sách để giải quyết khó khăn, buộc phải tăng lãi suất đang hoạt động.
Từ đó, “Các thị trường chứng khoán (đã) lấy lại nhiều hơn những mà họ đã mất trong vài tuần trượt giá tại Phố Wall, trong bối cảnh hy vọng Cục Dự trữ Liên bang sẽ tiết chế cách tiếp cận tích cực đối với kế hoạch tăng lãi suất sau khi dữ liệu được công bố cho thấy sự sụt giảm cơ hội việc làm trên cả nước”, nhà phân tích nghiên cứu chứng khoán Ord Minnett viết trong một lưu ý khách hàng hôm 5/10.
Tuy nhiên, vẫn có dấu hiệu cho thấy một số ngân hàng trung ương lo lắng về lạm phát toàn cầu. New Zealand đã tăng lãi suất 50 điểm cơ bản như dự kiến, nhưng thừa nhận rằng trước đó quốc gia này đã xem xét tăng tới 75 điểm cơ bản.
Tính đến 5/10, chỉ số Công nghiệp Dow Jones (.DJI) tăng 2,8%, S&P 500 (.SPX) tăng 3,06% và Nasdaq Composite (.IXIC) tăng 3,34%. Theo các nhà phân tích của Macquarie, chỉ số S&P 500 đã ghi nhận sự khởi đầu phiên giao dịch chứng khoán tốt thứ 3 kể từ năm 1930 đến nay.
Trong khi đó, các nhà phân tích của ANZ cho biết: “Thị trường tài chính toàn cầu đã có một sự phục hồi mạnh mẽ do kỳ vọng rằng các ngân hàng trung ương có thể theo sát sự dẫn dắt của RBA và giảm tốc độ thắt chặt chính sách tiền tệ. Các quan điểm trái chiều về việc liệu thị trường hiện đã chạm đáy hay liệu sự phục hồi này sẽ diễn ra trong thời gian ngắn vẫn chưa thể xác định”.
Chứng khoán châu Á và thế giới chịu ảnh hưởng từ tiền tệ và xu hướng tài chính toàn cầu
Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm chuẩn đã tăng lên 3,625% so với mức đóng cửa của Mỹ là 3,617% vào hôm 4/10. Lợi tức 2 năm cũng tăng với kỳ vọng của các nhà giao dịch chứng khoán về triển vọng lãi suất quỹ Fed tiếp tục cao hơn đã chạm mức 4,0905% so với mức đóng cửa phiên giao dịch trước đó là 4,097%.
Đồng USD giảm 0,21% so với đồng yên Nhật, xuống 143,79; Đồng euro giảm 0,1% trong ngày xuống 0,9974 USD, tăng 1,79% trong 1 tháng, trong khi chỉ số USD – chỉ số dùng để theo dõi đồng bạc xanh so với rổ tiền tệ của các đối tác thương mại lớn khác cũng thấp hơn, đã giảm gần 4% kể từ ngày 26/9.
Các nhà phân tích của NAB viết trong một báo cáo phân tích thị trường tiền tệ và chứng khoán hôm 5/10 như sau: “Việc USD giảm đáng kể kể từ khi đạt mức cao nhất trong vòng 20 năm vào ngày 28/9 là một phản ứng hoàn toàn hợp lý đối với sự kết hợp của lợi suất trái phiếu Mỹ thấp hơn và tâm lý rủi ro của nhà đầu tư đã được cải thiện nhiều”.
Dầu thô Mỹ giảm 0,15% xuống 86,39 USD/ thùng. Dầu thô Brent giảm 91,80 USD / thùng. Vàng giảm nhẹ, giao ngay giao dịch ở mức 1.724,6667 USD/ ounce. Những xu hướng giá các “mặt hàng” này đều sẽ có tác động đến tâm lý nhà đầu tư, dù vậy ở thời điểm hiện tại thị trường chứng khoán châu Á và Mỹ đều có những tiến triển thuận lợi, tích cực.