Xác định tư duy làm giàu ngắn hạn, cũng như trung hạn và dài hạn, là bước quan trọng đầu tiên để đạt đến trạng thái an toàn tài chính. Nếu không hướng tới bất cứ mục tiêu nào cụ thể, chúng ta dễ dàng sa vào thói quen chi tiêu nhiều hơn mức cần thiết và hệ quả tất yếu là khi cần tiền cho những tình huống đột xuất, chúng ta lại thiếu tiền, chưa kể tới những người sắp bước vào tuổi nghỉ hưu. Bạn có thể mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn nợ thẻ tín dụng và cảm thấy mình hầu như không bao giờ có đủ tiền mặt để mua các sản phẩm phù hợp, cũng như dễ bị tổn thương khi đối mặt với các rủi ro lớn thường gặp trong cuộc sống.

Ngay cả người thận trọng nhất cũng không thể chuẩn bị trước mọi khủng hoảng, như cách thế giới đã trải qua trong đại dịch và nhiều gia đình vẫn đang trải qua mỗi tháng. Việc suy nghĩ về tương lai hay xác định tư duy làm giàu giúp bạn có cơ hội vượt qua những biến cố có thể xảy ra và cuối cùng, đạt được sự giàu có. Đây là một quá trình liên tục trong đời mỗi người, định hình cuộc sống và mục tiêu nhằm phù hợp với những thay đổi chắc chắn sẽ đến.

Dưới đây là các tư duy làm giàu, từ ngắn hạn đến dài hạn do các chuyên gia tài chính đặt ra để giúp chúng ta học cách sống thoải mái trong khả năng của mình, giảm bớt rắc rối về tiền bạc và tiết kiệm cho lúc về già.

Tư duy làm giàu ngắn hạn

Xác định tư duy làm giàu  ngắn hạn là bước đầu tiên trong xây dựng nền tảng và sự tự tin cần có để đạt được các mục tiêu lớn hơn, dài hạn hơn. Hầu hết những bước này tương đối dễ hoàn thành trong vòng chưa đầy một năm: lập kế hoạch ngân sách và tuân thủ nghiêm ngặt;lập quỹ dự phòng; trả hết nợ thẻ tín dụng…

tư duy làm giàu

Lập ngân sách

“Bạn không thể biết mình đang đi đâu cho đến khi thực sự biết mình đang ở đâu ngay bây giờ. Điều đó có nghĩa là xây dựng kế hoạch ngân sách,” Lauren Zangardi Haynes, nhà lập kế hoạch tài chính của Spark Financial Advisors ở Richmond và Williamsburg, Virginia, cho biết. Rất nhiều người đang lãng phí một khoản tiền đáng kinh ngạc mỗi tháng chỉ vì thiếu tư duy làm giàu.

Một cách dễ dàng để theo dõi chi tiêu là sử dụng các ứng dụng lập ngân sách miễn phí như Mint. Những ứng dụng này sẽ kết hợp thông tin từ tất cả các tài khoản và ví điện tử của người dùng vào một nơi để chúng ta có thể gắn nhãn từng khoản chi phí theo danh mục. Bạn cũng có thể tạo ngân sách theo cách truyền thống bằng cách xem qua bảng sao kê ngân hàng và hóa đơn trong vài tháng qua và phân loại từng khoản chi bằng bảng tính hoặc trên giấy.

Tạo quỹ dự phòng

Quỹ dự phòng là số tiền dành để chi trả cho những chi phí bất ngờ. Khi khởi đầu, bạn có thể chỉ cần từ 2 – 5 triệu đồng, tùy theo thu nhập và mức sống. Khi đã đạt được số tiền này, bạn sẽ muốn mở rộng hơn để trang trải những khó khăn tài chính lớn hơn như thất nghiệp. Đại dịch COVID-19 chắc chắn là một cơ hội cho nhiều người nhận ra tầm quan trọng của quỹ dự phòng. Và nếu bạn đã có, hãy khai thác và duy trì thật tốt.

Các chuyên gia về tư duy làm giàu cho rằng khoảng ít nhất ba tháng chi phí trang trải các nghĩa vụ tài chính và nhu cầu cơ bản là mức quỹ dự phòng hợp lý nhưng tốt nhất nên là trong 6 tháng—đặc biệt nếu bạn đã kết hôn và cùng làm việc trong một công ty với vợ/ chồng hoặc nếu ngành nghề của bạn có triển vọng phát triển hạn chế kèm rủi ro cao. Cắt giảm ít nhất một khoản chi tiêu không quá cần thiết có thể tăng thêm ngân sách cho quỹ dự phòng.

Một cách khác để xây dựng khoản tiết kiệm khẩn cấp là sắp xếp và tái chế lại đồ đạc. Bạn có thể kiếm thêm tiền bằng cách bán các đồ dùng không cần thiết hay thậm chí là cho tặng lại để tiết kiệm thêm thời gian dọn dẹp, không gian cho nhà ở. Cân nhắc biến sở thích thành công việc bán thời gian để có thêm thu nhập tiết kiệm cũng là gợi ý thú vị. Đáng tiếc, hầu hết người Việt Nam hiện tại không có quỹ này do thiếu tư duy làm giàu đúng đắn.

Thanh toán thẻ tín dụng

Đến nay, việc chúng ta nên trả hết nợ thẻ tín dụng hay xây quỹ dự phòng trước vẫn còn là câu hỏi gây nhiều tranh cãi. Một số ý kiến cho rằng quỹ dự phòng là cực kỳ cần thiết ngay cả khi vẫn còn nợ thẻ tín dụng bởi nếu không có quỹ khẩn cấp, bất kỳ khoản chi tiêu bất ngờ nào cũng sẽ đẩy bạn vào nợ thẻ tín dụng. Những người khác lại nói bạn nên trả hết nợ thẻ tín dụng trước vì tiền lãi rất tốn kém, kéo theo việc đạt được bất kỳ mục tiêu tài chính nào khác trở nên khó khăn hơn nhiều. Hãy chọn chiến lược phù hợp với tư duy làm giàu của bạn hoặc thực hiện cả hai cùng một lúc.

Tư duy làm giàu trung hạn

Khi đã lập kế hoạch ngân sách, xây dựng quỹ dự phòng và trả hết nợ thẻ tín dụng—hoặc ít nhất là một trong ba mục tiêu ngắn hạn đó—đã đến lúc bắt tay thực hiện các mục tiêu tài chính trung hạn. Những mục tiêu này sẽ tạo cầu nối giữa tư duy làm giàu ngắn hạn và dài hạn.

Mua bảo hiểm nhân thọ/ thai sản/ bệnh tật

Nếu bạn có vợ/chồng hoặc con cái phụ thuộc vào thu nhập thì mua bảo hiểm nhân thọ là việc vô cùng quan trọng. Bảo hiểm nhân thọ có kỳ hạn là loại hình bảo hiểm nhân thọ ít phức tạp và tốn kém nhất, sẽ đáp ứng nhu cầu bảo hiểm của hầu hết mọi người. Các tư vấn viên bảo hiểm có thể giúp bạn tìm được mức giá tốt nhất cho một chính sách. Hầu hết các bảo hiểm nhân thọ có kỳ hạn đều yêu cầu bảo hiểm y tế và trừ khi bạn đang gặp tình trạng sức khỏe rất xấu, luôn có rất nhiều lựa chọn tốt.

Hiện nay, thị trường bảo hiểm Việt Nam đang gặp nhiều xáo trộn, thiếu sót trong quản lý từ nhà nước, dẫn đến thiếu lòng tin của người dùng nhưng vẫn còn những hãng bảo hiểm uy tín cho chúng ta. Hãy là người tiêu dùng thông thái bằng cách tìm hiểu thật kỹ chính sách cũng như hợp đồng do công ty bảo hiểm cung cấp để đảm bảo tối đa quyền lợi.

Cân nhắc và xác định những mục tiêu tài chính

Các mục tiêu trung hạn phổ biến hiện nay là mua nhà, mua xe, du học… Có thể bạn đã có một ngôi nhà và muốn nâng cấp toàn diện—hoặc bắt đầu tiết kiệm để mua một nơi rộng rãi hơn. Học phí bậc đại học cho con cháu—hoặc thậm chí tiết kiệm khi có con—là những ví dụ khác về tư duy làm giàu trung hạn.

Khi đã xác định được mục tiêu cụ thể, hãy bắt đầu tìm hiểu số tiền cần tiết kiệm để đạt được mục tiêu đó. Hình dung ra tương lai bạn muốn là bước đầu tiên để đạt đến thành công và củng cố tư duy làm giàu.

Tư duy làm giàu dài hạn

Mục tiêu tài chính dài hạn lớn nhất đối với hầu hết mọi người là tiết kiệm đủ tiền để nghỉ hưu. Nguyên tắc chung là bạn nên tiết kiệm 10%-15% mỗi tháng lương làm dòng tiền nhàn rỗi để đầu tư hoặc gửi tiết kiệm (rất khác với quỹ dự phòng, số tiền này nên được đảm bảo an toàn cho đến khi bạn nghỉ hưu). Nhưng để đảm bảo số tiền đó thực sự đủ, bạn cần tính xem bản thân thực sự cần bao nhiêu khi nghỉ hưu. Đó mới là mục đích của tư duy làm giàu bền vững.

Ước tính nhu cầu nghỉ hưu

Oscar Vives Ortiz, nhà lập kế hoạch tài chính CPA tại Tampa Bay/St. Petersburg, Florida, cho rằng mức độ tài chính cho phép mỗi người sẵn sàng nghỉ hưu hoàn toàn có thể xác định bằng một vài phép tính đơn giản.

Đầu tiên là ước tính chi phí sinh hoạt hàng năm trong thời gian nghỉ hưu. Ngân sách bạn đã tạo trong phần tư duy làm giàu ngắn hạn sẽ cung cấp các ý tưởng cơ bản về số tiền bạn cần. Chúng ta cũng có thể tăng thêm kinh phí cho phần chăm sóc sức khỏe và dịch vụ y tế. Sau đó, trừ đi thu nhập bạn sẽ nhận được bao gồm an sinh xã hội, lương hưu. Điều này sẽ để lại cho bạn số tiền cần được tài trợ bởi danh mục đầu tư của bạn.

Tại Việt Nam, các hình thức đóng bảo hiểm xã hội có thể bắt đầu từ 20%-50% thu nhập hiện tại. Con số này sẽ quyết định mức lương hưu bạn nhận được.

Tăng tiết kiệm hưu trí

Đối với hầu hết những người có kế hoạch nghỉ hưu với số tiền lương hưu từ nhà nước, khoản lương hưu có liên quan đáng kể đến vị trí, cấp bậc và mức lương hiện tại. Nếu bạn chỉ giữ một công việc bình thường, hãy quan tâm đến bước tăng tiền tiết kiệm cá nhân. Nhiều người Việt Nam không quan tâm đến bước này bởi chúng ta chưa có một tư duy làm giàu nhất quán. Bạn có thể nhận được khoản lãi suất đáng kể nếu bắt đầu ngay từ bây giờ. Sức mạnh của lãi suất kép là rất lớn và nhiều ngân hàng cho phép mở sổ tiết kiệm chỉ từ 2 triệu đồng.

“Điều làm tôi khó chịu là mọi người không chịu bỏ tiền cho kế hoạch nghỉ hưu chỉ bởi cho rằng họ ‘không đủ khả năng chi trả’ hoặc họ ‘sợ thị trường thay đổi’. Họ bỏ lỡ điều mà tôi gọi là lợi nhuận ‘hiển nhiên’ , ”Oldre nói.

Kết luận

Đạt được bất cứ thành công nào chưa bao giờ là con đường thẳng dễ dàng nhưng một tư duy làm giàu nhất quán và khoa học sẽ luôn đưa bạn về đích. Nếu bạn phải sửa xe hoặc thanh toán viện phí đột xuất trong một tháng và không thể thêm tiền vào quỹ khẩn cấp mà thay vào đó, phải rút tiền, đừng tự dằn vặt bản thân; Đó là mục đích của quỹ. Chúng ta chỉ cần trở lại đúng hướng ngay khi có thể.

Điều này cũng đúng nếu bạn mất việc hoặc bị bệnh. Bạn sẽ phải lập một kế hoạch mới để vượt qua giai đoạn khó khăn đó và có thể không trả hết nợ hoặc tiết kiệm để nghỉ hưu trong khoảng thời gian nhất định. Điều khác biệt của những người có tư duy làm giàu là sẽ tiếp tục kế hoạch ban đầu —hoặc có thể là một phiên bản đã cập nhật—ngay khi kết thúc giai đoạn khó khăn.

Đó là ưu điểm của việc lập kế hoạch tài chính hàng năm. Chúng ta có thể xem lại và điều chỉnh các mục tiêu cũng như theo dõi tiến trình đạt được các mục tiêu đó trong suốt những thăng trầm của cuộc đời. Trong quá trình thú vị này, bạn sẽ thấy rằng dù đó là những việc nhỏ bạn làm hàng ngày, hàng tháng hay những việc lớn hơn bạn làm hàng năm và trong nhiều thập kỷ đều có ảnh hưởng đến tài sản cuối cùng.