Hãng công nghệ khổng lồ Apple Inc (AAPL.O) của Mỹ đã tạm dừng kế hoạch sử dụng chip nhớ của Công ty Công nghệ Bộ nhớ Yangtze (YMTC) của Trung Quốc trong các sản phẩm của mình.

Apple tạm dừng mua chip Trung Quốc

Động thái mới nhất của Apple được đưa ra sau khi Washington áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chặt chẽ hơn đối với các công ty công nghệ Trung Quốc, hãng tin Nikkei đưa tin hôm nay (17/10).

Ban đầu, Apple đã có kế hoạch bắt đầu sử dụng chip nhớ flash NAND của YMTC do nhà nước tài trợ vào đầu năm 2022. Được biết, những con chip này được lên kế hoạch chỉ sử dụng cho iPhone bán tại thị trường nội địa Trung Quốc. Thậm chí, trước khi “quay xe”, Apple còn tính toán khả năng mua tới 40% số chip cần thiết cho tất cả các iPhone từ YMTC.

Dù thiếu chip, Apple vẫn tạm dừng hợp tác với công ty Trung Quốc. (Ảnh: USNews)

Tuần trước, Mỹ đã thêm nhà sản xuất chip nhớ hàng đầu của Trung Quốc YMTC và 30 đơn vị khác của Bắc Kinh vào danh sách các công ty mà các quan chức Mỹ không thể kiểm tra (cũng như không ủng hộ). Điều này làm gia tăng căng thẳng với Trung Quốc, bắt đầu một giai đoạn mới có thể kéo dài trong 60 ngày tới, với nhiều biện pháp trả đũa gay gắt hơn nhiều.

YMTC đang bị Bộ Thương mại Mỹ điều tra về việc liệu công ty có vi phạm các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Washington khi bán chip cho công ty viễn thông Trung Quốc Huawei Technologies Co Ltd. trong danh sách đen hay không.

Sự ra đời và vận hành liên tục bộ phận kiểm soát xuất khẩu sâu rộng của chính quyền Tổng thống Mỹ Biden đối với Trung Quốc là một nỗ lực để làm chậm tiến bộ công nghệ và quân sự của Bắc Kinh bằng cách cắt nguồn cung cấp của nước này khỏi một số chip bán dẫn được sản xuất ở bất kỳ đâu trên thế giới bằng thiết bị của Mỹ.

Trong khi đó, căng thẳng thương mại giữa 2 nước đã kéo dài nhiều năm qua từ thời cựu Tổng thống Donald Trump. Tuy nhiên, từ năm 2021 đến nay, giữa bối cảnh thị trường cung ứng toàn cầu thiếu hụt, đặc biệt là thị trường chip, “chiến trường” của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đã chuyển sang chip nhớ.

Về phần mình, Apple đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận của Reuters, trong khi YMTC cũng từ chối bình luận. Thời gian gần đây cũng là lần đầu tiên Apple khẳng định sẽ áp dụng thay đổi về mặt chiến lược, giảm bớt sự lệ thuộc nhân công và sản phẩm iPhone vốn chủ yếu được lắp đặt, gia công tại Trung Quốc.

Một số nước EU muốn nhận tài trợ từ kế hoạch chip trị giá hàng tỷ euro

Khủng hoảng thiếu chip và các động thái của chính phủ Mỹ không chỉ ảnh hưởng tới Apple hay các gã khổng lồ công nghệ tại nước này mà còn là tình trạng chung tại nhiều khu vực trên thế giới. Một số nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) mới đây cũng bày tỏ mong muốn kế hoạch sản xuất chip trị giá hàng tỷ euro của khối này đồng thời tài trợ cho việc sản xuất các loại chip tiên tiến hiện nay chứ không chỉ tập trung vào loại chip mới.

Được công bố vào năm 2022, Đạo luật về chip châu Âu của Ủy ban châu Âu nhằm mục đích củng cố ngành công nghiệp chip của EU và giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung của Mỹ hay nguồn cung tư các nước châu Á đã được triển khai. Nguyên nhân là do EU phải tìm ra giải pháp phản ứng lại sự thiếu hụt toàn cầu và tắc nghẽn chuỗi cung ứng.

Tuy nhiên, giám đốc điều hành EU cho biết kế hoạch 45 tỷ euro (43,7 tỷ USD) chỉ cho phép nhà nước tài trợ cho các cơ sở sản xuất “đầu tiên của một loại (chip mới)” ở châu Âu. Đề xuất này cần phải được thông qua với các nước EU và các nhà lập pháp trước khi nó có thể trở thành luật.

Các nhà ngoại giao EU cho biết một số quốc gia muốn viện trợ của nhà nước để sản xuất chip lợi thế hàng đầu hiện có được các nhà sản xuất ô tô của họ sử dụng. Cộng hòa Séc, hiện đang giữ chức chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu, đã đưa ra một thỏa hiệp có thể áp dụng cho nhiều loại chip hơn được các chính phủ trợ cấp, theo tài liệu.

Tài liệu cho biết các tiêu chí cho cơ sở “ưu tiên hàng đầu” có thể bao gồm sự đổi mới để cải thiện khả năng tính toán hoặc mức độ bảo mật, an toàn hoặc độ tin cậy hoặc về hiệu suất năng lượng và môi trường.

Các đại sứ EU có thể đồng ý về một quan điểm chung vào đầu tháng 12, cho phép họ bắt đầu các cuộc đàm phán với các nhà lập pháp EU để hoàn thiện luật.

Có thể thấy, cuộc khủng hoảng thiếu chip toàn cầu và các căng thẳng Mỹ – Trung đang đặt gánh nặng lên chính các công ty công nghệ của Mỹ, châu Âu như Apple, hay chính các nhà sản xuất Trung Quốc. Mới đây, Apple cũng phải đối mặt với những vụ kiện bị phạt tới 19 triệu USD (tại Brazil) vì bán iPhone không kèm sạc.