Khi những lo ngại về suy thoái kinh tế và tình trạng sa thải nhân viên ngày càng nhức nhối, các sinh viên mới tốt nghiệp đang đối mặt với một thị trường việc làm bấp bênh, đòi hỏi nhiều kĩ năng mềm để cạnh tranh.
Một cuộc khảo sát gần đây với 1.000 người đã tốt nghiệp bậc đại học tại Mỹ trong độ tuổi từ 18 đến 54 trong 12 tháng qua cho thấy nhiều người lo lắng về “mức độ sẵn sàng cho sự nghiệp” của họ. Theo cuộc khảo sát, gần một nửa số sinh viên mới tốt nghiệp cho biết họ không nộp đơn xin việc vì cảm thấy bản thân không đủ tiêu chuẩn.
Và đó thậm chí còn là một thách thức đối với cả những người mới tham gia lực lượng lao động.
Pooja Chhabria, chuyên gia nghề nghiệp và trưởng ban biên tập khu vực châu Á-Thái Bình Dương của LinkedIn cho biết: “Một trong những thách thức mà lao động trẻ có thể gặp phải là thiếu kinh nghiệm khi bắt đầu công việc đầu tiên trong đời. Theo LinkedIn, trong khi những người lao động Gen Z – những người từ 18 đến 24 tuổi – có thể lo lắng về việc thiếu kinh nghiệm và kĩ năng mềm, đặc biệt trong một số ngành mới đang “tích cực” tuyển dụng.
Ví dụ: các tin tuyển dụng trên nền tảng này đã tăng lên hàng năm vào tháng 10/2022 đối với các lĩnh vực như quản lý chính phủ — đã ghi nhận mức tăng trưởng 52% ở Úc và 88% ở Singapore. Các tin tuyển dụng bán lẻ tăng 114% ở Úc và 49% ở Ấn Độ, trong khi cơ hội việc làm trong lĩnh vực hậu cần và chuỗi cung ứng tăng 41% ở Singapore.
Những công việc đó có thể thuộc các ngành khác nhau, nhưng có một điểm chung – đặc biệt chú trọng các kĩ năng mềm, điều mà Chhabria nhấn mạnh là có giá trị trong tất cả mọi lĩnh vực và công việc.

Các kĩ năng mềm cần thiết để giành lợi thế
Chhabria cho biết, các công ty đã chuyển từ phương pháp tuyển dụng “dựa trên kinh nghiệm truyền thống” sang phương pháp tuyển dụng lấy kĩ năng mềm làm đầu. Sự thay đổi này là do “tốc độ đổi mới và đột phá nhanh chóng” mà các ngành công nghiệp đang trải qua và việc tuyển dụng dựa trên kĩ năng mềm giúp nhà tuyển dụng tìm được nhân tài phù hợp với nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.
“87% nhà tuyển dụng tin rằng các kỹ năng là rất quan trọng khi họ xem xét các ứng viên. Cách tiếp cận dựa trên kĩ năng mềm cũng tạo ra một nhóm nhân tài rộng lớn hơn nhiều và sự đa dạng của nhân tài là cần thiết để duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường ngày nay.”
Dữ liệu của LinkedIn cho thấy trên khắp Châu Á Thái Bình Dương, cách tiếp cận tuyển dụng dựa trên kĩ năng mềm sẽ tăng tổng số nhân tài Gen Z lên 10,8 lần ở Úc, 14,1 lần ở Ấn Độ và 7 lần ở Singapore. Dù các kỹ năng cứng vẫn rất quan trọng để đảm bảo một công việc, nhưng các kĩ năng mềm có thể khiến các ứng viên nổi bật hơn.
“Kỹ năng cứng có thể giúp bạn thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng, nhưng kĩ năng mềm có thể giúp bạn có được công việc,” Chhabria nói thêm.
“Kỹ năng cứng là những kỹ năng kỹ thuật cần thiết để thực hiện công việc của bạn. Chẳng hạn, nếu bạn đăng ký trở thành chuyên gia bán hàng, thì bạn cần có kiến thức về quy trình bán hàng và cách sử dụng nền tảng CRM nhưng đồng thời, bạn cũng cần có các kĩ năng mềm như kỹ năng thuyết trình để mang lại hiệu quả bán hàng hiệu quả hoặc kỹ năng giao tiếp để bạn có thể tự tin giao tiếp với đội nhóm và khách hàng.”
Đây là 5 kĩ năng mềm hàng đầu mà những người lao động trẻ nên tập trung xây dựng trong năm mới, theo LinkedIn:
- Giao tiếp: Có khả năng truyền đạt ý tưởng, quan điểm và ý kiến một cách ngắn gọn để mọi người có thể hiểu những gì bạn đang chia sẻ.
- Quản lý thời gian: Với sự gia tăng của hình thức làm việc từ xa, việc quản lý thời gian càng trở nên quan trọng hơn để xây dựng lòng tin với cấp trên và thể hiện giá trị mà bạn đang thêm vào nhóm.
- Tư duy phản biện: Khả năng hiểu và giải quyết một tình huống dựa trên tất cả các sự kiện và thông tin có sẵn.
- Giải quyết vấn đề: Đưa ra giải pháp và tìm kiếm những cách mới để giải quyết vấn đề.
- Kỹ năng giao tiếp: Ở nơi làm việc sau đại dịch, khả năng xây dựng mối quan hệ và cộng tác với các nhóm trên toàn cầu là một kĩ năng mềm quan trọng.
“Một cách để phát triển những kĩ năng mềm này là bước ra khỏi vùng an toàn của bạn. Nhận nhiệm vụ hoặc dự án mới có thể cải thiện khả năng giải quyết vấn đề và tạo cơ hội cho chúng ta học cách xử lý căng thẳng, chỉ trích và xung đột tốt hơn,” Chhabria nói.
“Các chuyên gia trẻ tuổi cũng có thể cân nhắc tham gia các tổ chức chuyên nghiệp hoặc các nhóm kết nối. Đây là những nền tảng tuyệt vời để bạn thực hành kỹ năng giao tiếp và tương tác giữa các cá nhân.”
Phản ứng với lời từ chối cũng là một kĩ năng mềm quý giá
Một số chuyên gia nghiên cứu thị trường việc làm cho biết họ đã nghe từ “không” ít nhất 150 lần từ các công ty có số lượng tuyển dụng cao nhất trong giai đoạn 10 năm trở lại đây. Thị trường Mỹ đã trải qua một giai đoạn mơ hồ hơn bao giờ hết và những người lao động với tấm bằng ưu từ trường đại học cũng gặp khó khăn nếu thiếu vắng kĩ năng mềm.
Tại Việt Nam, đây cũng là một thực tế khi hầu hết các sinh viên ra trường đều làm trái ngành, trái nghề và các nhà tuyển dụng luôn đánh giá thấp thế hệ gen Z sau này về thái độ và tác phong làm việc. Những câu chuyện tranh cãi về mức độ cống hiến ở công ty của người trẻ thu hút hàng loạt bình luận trái chiều trên các diễn đàn.
Thay vì cảm thấy nản lòng khi bị từ chối, hãy tìm thấy nguồn động lực quý giá từ trải nghiệm này. Đặc biệt, nếu các bạn sinh viên đang ứng tuyển vào các startup thì họ đang tìm kiếm những người phù hợp nhất, đam mê nhất với công việc. Để biết lý do tại sao họ từ chối, bạn có thể hỏi lại nhà tuyển dụng: ‘Lĩnh vực quan tâm lớn nhất của công ty hiện nay là gì?’”
Không ngừng cải thiện bản thân, phản ứng thông minh trước những lần bị nhà tuyển dụng từ chối sẽ là kĩ năng mềm quý giá cho bạn tiếp tục nâng cao lợi thế trong thị trường tuyển dụng.