Bạn muốn trở thành người giàu? Có lẽ phần lớn mọi người đều như vậy nhưng làm giàu chưa bao giờ là một mục tiêu dễ dàng theo đuổi. Khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng khiến tiền bạc dần trở thành một thứ vừa được khao khát vừa xa vời hơn bao giờ hết.
Theo Báo cáo Tài sản Toàn cầu của Credit Suisse, các triệu phú chỉ chiếm dưới 9% dân số Mỹ. Dù vậy, báo cáo này cũng lưu ý rằng chỉ riêng trong năm 2020, nước Mỹ đã có thêm 1,7 triệu phú mới. Theo nhà lý thuyết kinh doanh Thomas J. Stanley, người đã nghiên cứu hơn 1.000 triệu phú, 80% triệu phú ở Mỹ là người đầu tiên trong gia đình họ đạt được khối tài sản lớn. Điều đó có nghĩa là họ không sinh ra trong giàu có mà tự tay xây dựng tài sản.
Những số liệu thống kê này khiến tôi tự hỏi một người cần những gì để vượt qua khởi đầu khiêm tốn và đạt được “Giấc mơ Mỹ”. Cần những gì để trở thành một triệu phú khi gia đình chúng ta nghèo?
Sau khi phỏng vấn hàng chục triệu phú không chắc chắn, tôi tin rằng bước đầu tiên để đạt được sự giàu có cho những người nghèo và trung lưu mang tính cá nhân hơn nhiều so với việc xây dựng thói quen triệu phú hay đầu tư một cách khôn ngoan. Những cách tiếp cận như vậy thường không giải quyết được các rào cản về hệ thống và tinh thần mà các nhóm người yếu thế hiện nay phải đối mặt – những người lớn lên với tất cả thiếu thốn về giáo dục, vật chất hay thậm chí là lương thực.
Thay vào đó, thay đổi tư duy hoặc xây dựng một tư duy hướng đến làm giàu là bước đầu tiên. Điều này có nghĩa là chúng ta phải tin rằng sự giàu có là khả thi cho tất cả mọi người và bất kỳ ai cũng xứng đáng với sự giàu có, bất chấp các hệ thống giáo điều hay truyền thống vẫn phản ánh điều ngược lại. Thiếu vắng động lực tinh thần đó, các chiến lược khác, về cơ bản, là quá viển vông.
2 nữ triệu phú Mỹ dưới 40 tuổi, Rachel Rodgers, CEO của Hello Seven và Teri Ijeoma, một trợ lý giáo sư kiêm nhà sáng lập website bán khoá học trực tuyến hàng đầu đã chia sẻ 2 chiến lược làm giàu đầu tiên cho những ai chưa đạt được thu nhập mong muốn.
Hãy buông bỏ những niềm tin giới hạn về làm giàu
Đối với hầu hết chúng ta, phát triển một tư duy về sự giàu có hay tin rằng có đủ nguồn lực và cơ hội cho tất cả mọi người, đòi hỏi một nỗ lực rất lớn. Điều này càng đúng hơn với những người sinh ra trong các tầng lớp hạn chế về giáo dục và ít được tiếp cận với sự giàu có. Những đứa trẻ sinh ra ở nông thôn Việt Nam hẳn đều thuộc lòng câu ca dao: ‘Con vua thì lại làm vua…’.
Theo một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Purdue, nhiều thói quen tài chính của chúng ta được hình thành từ khi lên bảy. Điều đó có nghĩa là cảm xúc về tiền phần lớn bị ảnh hưởng bởi cách mọi người xung quanh chúng ta nói hoặc thể hiện với nó. Khi bạn lớn lên thiếu tiền hoặc thiếu nguồn lực để kiếm đủ tiền,bạn có thể tin rằng phần lớn chúng ta là những người làm công ăn lương thông thường và người giàu chỉ là nhóm thiểu số may mắn đã được số phận lựa chọn. Bạn cũng không hoàn toàn sai.
Nhiều hệ thống và thể chế xã hội ngày nay đang áp dụng để xây dựng tài sản, trái lại, thường không đứng về phía nhóm người thiệt thòi muốn thoát khỏi cảnh nghèo đói để làm giàu. Cần nhiều công sức hơn để mong đợi tiền bạc dồi dào khi bạn và những người xung quanh chưa bao giờ thực sự trải nghiệm điều kì diệu đó.
Theo Rodgers, dù bạn chỉ đang làm một công nhân lao động bình thường, bạn vẫn có thể đưa ra các quyết định trị giá hàng triệu đô la. Đó là những quyết định tạo ra thời gian, năng lượng và các lựa chọn. Khi bạn nộp đơn xin việc, nhận được một lời đề nghị và đưa ra phản hồi trên cơ sở bạn biết giá trị bản thân, bạn đang đưa ra một quyết định như vậy. Khi bạn chủ động yêu cầu tăng lương, nghiên cứu tỷ lệ phát triển của ngành và đề xuất một ý tưởng mới với sếp, bạn đang đưa ra một quyết định như vậy. Nếu bạn ngày càng choáng ngợp và không hành động gì cả.
Cuối cùng, tư duy bị hạn chế có thể dẫn đến những cơ hội lớn bị bỏ lỡ nếu bạn không thay đổi và tin rằng – bất kể bạn bắt đầu từ đâu – bạn xứng đáng có được sự dồi dào.
Khát vọng làm giàu không đồng nghĩa với xấu xa và tham lam
Tất cả chúng ta hầu như đều nghe câu nói “tiền bạc là cội rễ của mọi điều ác” hay các câu truyện cổ tích Việt Nam thường xuyên sử dụng hình ảnh người giàu là nhân vật phản diện. Nhiều người – đặc biệt là những người có trải nghiệm tiêu cực với vấn đề này (bị lừa, thất thoát tiền bạc,…) – sẽ ngăn bản thân ham muốn làm giàu vì niềm tin đó. Tuy nhiên, khi hiểu rằng bạn có thể sử dụng tiền để làm điều tốt và thay đổi thế giới có thể là cách nhìn thay đổi hoàn toàn cuộc chơi.
Teri Ijeoma, người bắt đầu sự nghiệp trong lĩnh vực giáo dục và phi lợi nhuận, nói rằng trong một thời gian dài, cô luôn tin rằng bản thân phải làm việc trong nhà thờ để phục vụ người khác. Chỉ đến khi bắt đầu làm giàu thông qua các giao dịch và dạy mọi người cách giao dịch để đảm bảo an toàn tài chính, cô mới nhận ra rằng có những cách khác để giúp đỡ cộng đồng người da màu trong khu vực. Đến nay, Teri sử dụng tiền của mình để giúp những người nghèo khác tiếp cận với giáo dục, và do đó, có cơ hội xây dựng nền tảng tự do tài chính nhiều hơn.
Tương tự, Rodgers ban đầu theo học trường luật vì muốn làm việc cho một tổ chức phi lợi nhuận, làm công việc vận động cho các cộng đồng bị thiệt thòi. “Áp lực từ các thành viên trong gia đình và khoản nợ vay sinh viên của tôi cuối cùng đã buộv tôi từ bỏ ước mơ của mình vì mục tiêu kiếm tiền. Tôi đã bay khắp đất nước, ứng tuyển những công việc mà tôi không muốn. Tôi được mời làm luật sư đại diện cho một công ty xử lý các vấn đề pháp chế cho những tập đoàn dầu khí lớn. “
Cuối cùng, niềm tin rằng bản thân có thể tìm thấy sự cân bằng lớn hơn giữa nhận và cho đã khiến cô từ chối vị trí đáng mơ ước để khởi động dự án kinh doanh của riêng mình. Cô tiết lộ quyết định làm giàu đổi đời ấy xuất phát từ dì Barbara – người đã thanh toán khoản học phí đại học còn nợ của cô và cha mẹ của một bé gái cô từng nhận trông trẻ, vì đã khiến cô nhận ra rằng tất cả những người giàu không phải là xấu xa. “Giờ đây, với công việc kinh doanh trên đà phát triển, tôi có thể giúp hàng nghìn phụ nữ và các thành viên thuộc các cộng đồng ít được quan tâm. Tôi muốn tăng khả năng làm giàu cho họ – và tôi kiếm được hàng triệu USD từ việc đó”.
Bài học cuối cùng ở đây là gì? Tiền có thể làm điều tốt cũng có thể làm điều xấu. Đừng để nỗi sợ hãi ngăn cản bạn theo đuổi sự giàu có hoặc loại tiền lương cần thiết để hỗ trợ bạn và những gì bạn muốn đạt được trong cuộc đời.