Nhiều phân tích và đánh giá cho thấy, không chỉ chứng khoán mà toàn bộ cấu trúc phân bổ tài sản trên toàn thế giới sẽ có sự thay đổi lớn trong thời gian tới và kinh tế cần thời gian để phục hồi.

CNN đưa tin, thị trường chứng khoán lao dốc vào sáng 13/10 vừa qua (giờ Mỹ) sau khi dữ liệu lạm phát ghi nhận mức tăng mới làm dấy lên lo ngại rằng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ tiếp tục tăng lãi suất một cách mạnh mẽ. Sau đó, một điều kỳ lạ đã xảy ra. Cổ phiếu đã tăng trở lại trong ngỡ ngàng của nhiều nhà đầu tư. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 1.500 điểm từ đỉnh đến đáy và S&P 500 công bố phạm vi giao dịch rộng nhất kể từ tháng 3/2020, kết thúc ngày tăng hơn 2%.

Chứng khoán bấp bênh vì khủng hoảng kinh tế

Điều gì đang xảy ra? Chỉ số giá tiêu dùng, hay còn gọi là CPI, đã tăng 0,4% trong tháng 9 so với tháng trước, gấp đôi so với ước tính 0,2% từ các nhà phân tích do Refinitiv khảo sát. Trên cơ sở hàng năm, lạm phát đã tăng 8,2% ở Mỹ. Dĩ nhiên về phần mình, Fed không thể hài lòng về báo cáo. Trong biên bản cuộc họp tháng 9, được công bố hôm 12/10, các quan chức bày tỏ lo ngại về “nguy cơ có những tác động tiêu cực đáng kể đến triển vọng kinh tế”, chứng khoán nếu lạm phát tiếp tục tăng tốc.

Lạm phát và suy thoái kinh tế toàn cầu gây căng thẳng cho thị trường chứng khoán và nền kinh tế nói chung. (Ảnh: CNN)

Vậy điều gì giải thích cho sự khác biệt rõ rệt giữa các thị trường và dữ liệu lạm phát khủng khiếp? Các nhà đầu tư có thể đặt cược rằng báo cáo lạm phát mạnh hơn dự kiến ​​có nghĩa là giá tăng gần mức đỉnh. Thị trường chứng khoán như tàu lượn siêu tốc minh họa cách các nhà đầu tư đang tuyệt vọng nắm bắt những manh mối về động thái tiếp theo của Fed.

Trong khi đó, lạm phát không kiểm soát đang ảnh hưởng nặng nề đến các hộ gia đình. Nhìn rộng hơn, các hộ gia đình đang trong nỗ lực làm giàu đã bị chững lại. 2022 là năm kinh tế suy thoái và số lượng hộ gia đình giàu có ở Mỹ giảm đáng kể nhất – lần đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Theo một báo cáo mới của công ty dịch vụ tài chính Allianz, tài sản toàn cầu sẽ giảm hơn 2% vào năm 2022. Điều đó có nghĩa là trung bình các hộ gia đình sẽ mất khoảng 1/10 tài sản trong năm nay.

Báo cáo vẽ nên một bức tranh ảm đạm. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 gây ra nhiều thay đổi với chứng khoán và nền kinh tế, nhưng triển vọng hiện tại cho thấy sự tăng trưởng trì trệ trong tương lai. Tăng trưởng trung bình của tài sản tài chính dự kiến ​​vào khoảng 4,6% cho đến năm 2025, so với 10,4% trong 3 năm qua (thấp hơn cả trong đại dịch).

Cuộc xung đột Nga – Ukraine đã cản trở tiềm năng phục hồi kinh tế sau đại dịch, đồng thời gia tăng tình trạng khan hiếm lương thực và năng lượng. Lạm phát tràn lan và các ngân hàng trung ương trên thế giới đang tăng chi phí đi vay.

Các nhà nghiên cứu của Allianz viết: “Thị trường chứng khoán có khả năng sẽ kết thúc năm trong màu đỏ“, và đây có thể là năm cuối cùng của “trạng thái bình thường mới” nhưng “cũ”, với lãi suất thấp và thị trường chứng khoán tăng giá”.

Trong khi đó, các khoản vay nợ hộ gia đình đang gia tăng trên toàn cầu. Các nhà nghiên cứu báo cáo: “Bối cảnh lãi suất tăng và chi phí sinh hoạt cao hơn có thể gây rủi ro cho bảng cân đối kế toán của tất cả các hộ gia đình”.

Bài học rút ra: Allianz gọi những thay đổi này là “sự thay đổi kiến ​​tạo” trong phân bổ tài sản, sự giàu có toàn cầu và sẽ mất nhiều năm để phục hồi.

Lãi suất thế chấp của các ngân hàng Mỹ đạt mức cao nhất trong 20 năm

Lãi suất cho vay thế chấp ở Mỹ đã tăng trở lại trong tuần qua, thậm chí còn nhích lên gần 7%. Khảo sát của Freddie Mac cho biết, khoản thế chấp có lãi suất cố định trong 30 năm đạt trung bình 6,92% trong tuần kết thúc vào ngày 13/10, tăng từ mức 6,66% của tuần trước đó. Đó là tỷ lệ trung bình cao nhất kể từ tháng 4/2002 – khi chứng khoán phục hồi dù không đáng kể. 

Sự dịch chuyển tăng lên nhanh chóng: Chỉ 1 năm trước, lãi suất cố định 30 năm ở mức 3,05%. Lãi suất thế chấp đã tăng hơn gấp đôi trong năm qua khi Fed đẩy mạnh chiến dịch tăng lãi suất chưa từng có để kiềm chế lạm phát tăng vọt.

Sự kết hợp giữa việc ngân hàng trung ương tăng lãi suất, lo ngại của nhà đầu tư về suy thoái kinh tế và tin tức kinh tế hỗn hợp đã khiến lãi suất thế chấp biến động trong vài tháng qua.

Ông Sam Khater, nhà kinh tế trưởng của Freddie Mac cho biết: “Chúng ta tiếp tục thấy câu chuyện về 2 nền kinh tế trong dữ liệu. “Tăng trưởng việc làm và tiền lương mạnh mẽ đang giữ cho bảng cân đối kế toán của người tiêu dùng tích cực, trong khi lạm phát kéo dài, lo ngại suy thoái và khả năng chi trả nhà ở đang khiến nhu cầu nhà ở giảm mạnh”.

Chắc chắn thời điểm vài tháng tới sẽ rất quan trọng đối với nền kinh tế và thị trường nhà ở, ông Khater nói. Hiện tại, doanh số bán nhà tại Mỹ đang giảm và giá đang hạ nhiệt. Với việc ngày càng ít người tìm mua thế chấp hoặc tái cấp vốn cho một ngôi nhà và tình hình kinh tế không chắc chắn ở phía trước, không chỉ chứng khoán, đầu tư mà tín dụng cũng ngày càng trở nên khó khăn hơn.

Trong khi đó, theo nhiều chuyên gia phân tích, ngay cả khi thị trường chứng khoán đi xuống, nếu nhà đầu tư có thể xác định đầu tư dài hạn thì vẫn còn cơ hội kiếm lời.