Sau khi dành phần lớn tuổi 20 của mình với quá nhiều sai lầm tài chính liên tục, từ nợ thẻ tín dụng đến bỏ qua tiết kiệm nghỉ hưu, chuyên gia tài chính Jen Glantz đã tự hứa sẽ thay đổi và cải thiện.

Trong vài năm qua, Jen Glantz đã dành thời gian để quản lý tài chính của mình và cố gắng hạn chế những sai lầm về tiền bạc. Một cách hiệu quả để cô làm điều đó là dành thời gian trong tháng 12/2022 để kiểm kê tất cả các khoản tài chính của mình trong suốt năm qua. Cô đã xem xét số tiền chi tiêu hàng tháng, hiệu quả của từng khoản đầu tư và số tiền mặt tiết kiệm được trong suốt cả năm.

4 sai lầm lớn trong kiểm soát tài chính cá nhân khiến bạn tốn kém không cần thiết

1. Bội chi trong kỳ nghỉ lễ

Một trong những sai lầm kiểm soát tài chính lớn nhất mà Jen Glantz và nhiều người mắc phải hàng năm là bội chi trong kỳ nghỉ lễ.

Trong phần lớn thời gian của năm, Jen Glantz tuân theo ngân sách chi tiêu nghiêm ngặt và theo dõi xem từng đồng xu được chi cho khoản nào. Tuy nhiên, khi bước sang tháng 11, tư duy tài chính của cô dường như đã thay đổi. Thay vì ngồi xuống và lập kế hoạch ngân sách cho những món quà trong ngày lễ, cô bị ảnh hưởng bởi các chương trình khuyến mãi từ những nhà bán lẻ và những sự kiện kích cầu để mua càng nhiều mặt hàng càng tốt.

Cân bằng tài chính, chi tiêu, quản lý ngân sách giúp bạn sớm tự do tài chính. (Ảnh: Montley Fool)

Chỉ trong hơn 1 tháng cuối năm, Jen Glantz đã chi hơn 750 USD (gần 20 triệu) so với ngân sách hàng tháng trước đó – không chỉ cho quà tặng mà còn cho các chuyến đi chơi trong ngày lễ và thậm chí là đi du lịch. Để ngăn bội chi ngân sách tài chính cá nhân xảy ra vào năm 2023, cô muốn lập ngân sách danh sách quà tặng ngay từ đầu cho các dịp lễ tết, sinh nhật, kỷ niệm và chỉ chi tiêu trong khoảng giới hạn đó.

2. Giữ quá nhiều tiền mặt

Với mối đe dọa về một cuộc suy thoái sắp xảy ra vào năm 2023, Glantz đã dành phần lớn thời gian trong năm 2022 để lo lắng và cố gắng giữ càng nhiều tiền mặt càng tốt. Làm việc theo hình thức tự do (freelance), Glantz muốn đảm bảo rằng mình có đủ tiền mặt trong quỹ khẩn cấp và tài khoản tiết kiệm để có thể trang trải chi phí trong trường hợp mất khách hàng.

Tuy nhiên, đây cũng là một lỗi quản lý tài chính cần được khắc phục. Cô đã bỏ lỡ các cơ hội để tìm kiếm lợi nhuận từ số tiền mình có (theo cách ít rủi ro).

3. Không quan tâm đến các khoản đầu tư tài chính lâu dài

Vào đầu năm 2022, Glantz quyết định đầu tư vài nghìn USD vào một số cổ phiếu riêng lẻ. Cô đã không nghiên cứu nhiều về bất kỳ công ty nào trong số này và sau khi mua cổ phiếu, không chú ý đến những khoản đầu tư này trong suốt 7 tháng.

Trong thời gian đó, hầu hết giá cổ phiếu đều giảm đáng kể và Glantz đã mất rất nhiều tiền. Mặc dù những cổ phiếu này có thể phục hồi trở lại, nhưng cô đã liều lĩnh đầu tư vào các công ty mà không nghiên cứu, xin lời khuyên từ cố vấn tài chính và không kiểm tra xu hướng thị trường tài chính, chứng khoán trong năm.

Vào năm 2023, Glantz dự định đầu tư vào các quỹ chỉ số có thể giúp cô đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình và giảm thiểu rủi ro tài chính có thể xảy ra khi đầu tư vào các công ty riêng lẻ.

4. Quên hủy đăng ký những gói dịch vụ đã không còn sử dụng

Mặc dù có vốn kiến thức tài chính cá nhân tốt và thường xuyên kiểm tra chi tiêu trên thẻ tín dụng cá nhân của mình mỗi tuần, thế nhưng Glantz không tự tin trong việc theo dõi các khoản phí định kỳ trên thẻ tín dụng doanh nghiệp của mình.

Khi nhìn lại bảng sao kê hàng tháng, cô nhận thấy có ít nhất 3 khoản phí đăng ký định kỳ cho phần mềm và công cụ tiếp thị mà cô rất ít khi sử dụng. Nếu cô nhận thấy những khoản phí này 6 tháng trước, cô có thể thực hiện hủy đăng ký và tiết kiệm được hàng trăm USD (cả hơn chục triệu đồng).

Để đảm bảo điều này không xảy ra vào năm tới, Glantz đã lập danh sách tất cả các đăng hiện có, không chỉ với các gói dịch vụ phục vụ công việc kinh doanh mà các dịch vụ giải trí, giá trị gia tăng cũng vậy. Cô cho rằng đó là cách khôn ngoan nhất để tài chĩnh rủng rỉnh, bớt lãng phí trong năm mới.