Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho biết, Fed có thể rút lại tốc độ tăng lãi suất mạnh mẽ ngay sau tháng 12, tuy nhiên việc kiểm soát lạm phát cao kỷ lục vẫn là ưu tiên hàng đầu.

“Thời điểm để điều chỉnh tốc độ tăng lãi suất có thể đến ngay sau cuộc họp tháng 12”, ông Powell nói trong bài phát biểu tại Trung tâm Hutchins về Chính sách tài khóa và tiền tệ. Đây là lần xuất hiện công khai cuối cùng của ông trước khi ngân hàng trung ương bước vào giai đoạn ngừng hoạt động trước tháng 12.

Fed cam kết chậm lại đà tăng lãi suất

“Mặc dù có một số phát triển đầy hứa hẹn, nhưng chúng ta vẫn còn một chặng đường dài phía trước”, ông Powell nói, đồng thời lưu ý rằng Fed “chưa nhìn thấy tiến triển rõ ràng” đối với tình trạng lạm phát cao kỷ lục đang gây khó khăn cho nền kinh tế.

Các nhà đầu tư đã theo dõi chặt chẽ tất cả mọi dấu hiệu cho thấy Fed có thể làm chậm lại hoặc thậm chí tạm dừng lịch trình tăng lãi suất. Sự thay đổi từ đầu năm 2023 tới nếu như được áp dụng sẽ có thể thúc đẩy các doanh nghiệp tăng trưởng và trở mình.

Trên thực tế, những tuần gần đây nhiều quan chức Fed đã đưa ra những quan điểm khác nhau xung quanh việc “lót đường” cho các đợt tăng lãi suất mới – mặc dù tăng ít hơn. Lý do chính được đưa ra là cần phải tăng lãi suất cho đến khi cơn lạm phát cao hàng thập kỷ hiện tại có dấu hiệu giảm bớt.

Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết sẽ có đợt tăng lãi suất nhỏ vào tháng 12 trước khi chậm lại đà tăng từ đầu năm sau. (Ảnh: CNBC)

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang St. Louis James Bullard đã cảnh báo trong tuần này tại một sự kiện trực tuyến rằng thị trường chứng khoán đang đánh giá thấp rủi ro của chính sách tăng lãi suất. Về phần mình, Chủ tịch Fed New York John Williams nói với Câu lạc bộ Kinh tế New York hồi đầu tuần rằng lạm phát vẫn là nguyên nhân chính, là khía cạnh áp lực nhất cho nền kinh tế Mỹ và toàn cầu.

Fed đã tăng lãi suất cho vay chuẩn 6 lần trong năm nay nhằm nỗ lực ngăn cản việc vay mượn, hạ nhiệt nền kinh tế và giảm lạm phát cao trong lịch sử vốn đạt đỉnh 9,1% trong mùa hè và kể từ đó đã giảm xuống còn 7,7%, theo Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) mới nhất.

Tuy nhiên, bất chấp hành động quyết liệt đó – thường sẽ tác động đến thị trường lao động khi các công ty cắt giảm chi phí – bối cảnh việc làm tại Mỹ cho đến nay vẫn ổn định. Sau khi hàng triệu người bị mất việc từ khi xảy ra đại dịch, nền kinh tế đã lấy lại được tất cả các công việc bị mất, thêm hàng trăm nghìn vị trí mỗi tháng và duy trì tỷ lệ thất nghiệp gần mức thấp nhất trong nửa thế kỷ.

Mặc dù đó là tin tốt cho người lao động, nhưng thị trường lao động thắt chặt đã đặt Fed vào một tình thế khó khăn, vì tình trạng thiếu nhân viên có nghĩa là nhân viên yêu cầu mức thu nhập cao và phần nào làm tăng thêm áp lực lạm phát.

Một quá trình khắc phục nhanh chóng của Fed

Fed đang gặp khó khăn trong việc giải quyết vấn đề lạm phát từ phía cung – mà họ chỉ có các công cụ “cùn”. Nhu cầu đối với hàng hóa tăng mạnh ở Mỹ vào mùa hè năm 2021 khi người tiêu dùng bắt đầu mua sắm trở lại sau những ngày đen tối nhất của việc phong tỏa và sa thải. Tuy nhiên, chuỗi cung ứng toàn cầu đã mất nhiều thời gian hơn để phục hồi, dẫn đến tắc nghẽn, thiếu hàng hóa và giá cả tăng vọt.

Chống lại những lời kêu gọi giải quyết tình trạng lạm phát tăng vọt và coi đó là “tạm thời”, Fed đã giữ nguyên mức lãi suất thấp trong lịch sử, không muốn mạo hiểm cắt đứt bất kỳ đợt tăng trưởng kinh tế nào. Thế nhưng, khi nhu cầu tiếp tục tăng, rõ ràng là lạm phát đã nhanh chóng trở thành mối quan tâm hàng đầu của ngân hàng trung ương.

Fed đã bắt đầu quá trình điều chỉnh nhanh chóng vào tháng 3/2022, “đẩy trước” nền kinh tế bằng các mức lãi suất khổng lồ, đầu tiên tăng lãi suất cho vay chuẩn lên 1/4 điểm thông thường, sau đó tăng nửa điểm và sau đó tung ra 4 mức lãi suất lớn – tăng 1/4 điểm liên tiếp.

Tuy nhiên, ngay cả với những hành động chưa từng có này vẫn không đủ để tạo ra một thay đổi đáng kể nào đối với lạm phát của Mỹ. Và việc tăng lãi suất có thể gây hại nhiều hơn lợi. Các nhà phê bình bao gồm Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren và Sherrod Brown đã cảnh báo rằng các hành động “cực đoan” của Fed có thể “khiến hàng triệu người Mỹ mất việc làm”. Ngoài ra, thị trường nhà ở đã chậm lại đáng kể, với tỷ lệ thế chấp gần đây lên tới 7% và doanh số bán nhà giảm trong 9 tháng liên tiếp.

Do các đợt tăng lãi suất có thể mất nhiều tháng, thậm chí nhiều năm để đi vào nền kinh tế, nên Fed hiện có vẻ đang áp dụng mô hình tăng lãi suất “thấp hơn và chậm hơn” với các đợt tăng lãi suất nhỏ hơn trong thời gian dài hơn. Lý tưởng nhất là cách tiếp cận đó sẽ dẫn đến câu tục ngữ “hạ cánh mềm”, kiềm chế lạm phát trong khi tránh suy thoái kinh tế hoặc sa thải.