Cổ phiếu ở châu Á – Thái Bình Dương biến động trái chiều vào hôm nay (24/10) sau khi chứng khoán Mỹ tăng vọt vào hôm 22/10 vừa qua sau báo cáo của Wall Street Journal về động thái mới của Fed.

Hang Seng đã có diễn biến trái ngược với kỳ vọng thị trường chứng khoán ở Mỹ sau khi có tin tức rằng một số quan chức Cục Dự trữ Liên bang (Fed) bắt đầu bày tỏ lo ngại về việc thắt chặt chính sách quá mức, tăng lãi suất gây ảnh hưởng tới thị trường và thậm chí gây ra suy thoái kinh tế về lâu dài. Cụ thể, chỉ số Han Seng có một phiên đầu tuần giảm mạnh. Tin tức mới đặt ra kỳ vọng rằng trong tương lai gần, các đợt tăng lãi suất của Fed sẽ chậm lại hoặc tạm dừng, khiến thị trường có triển vọng, nhưng ở châu Á thì các cổ phiếu không mấy khả quan.

Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm hơn 5%, chỉ số Hang Seng Tech giảm hơn 6%

Ông Tai Hui, chiến lược gia trưởng thị trường APAC của JPMorgan Asset Management, cho biết sự kết hợp của nhiều yếu tố đã thúc đẩy thị trường Hồng Kông gần đây bị ảnh hưởng, bao gồm cả lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ cao hơn.

Các nhà đầu tư cũng có thể đang chờ đợi các biện pháp chính sách sẽ được công bố sau Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, bế mạc vào cuối tuần. “Vì cuộc họp chủ yếu là về thay đổi nhân sự, sự phục hồi kinh tế có thể không đến sớm như chúng tôi mong đợi”, ông Tai nói với CNBC trong một email.

Thị trường châu Á – Thái Bình Dương không mấy khởi sắc phiên đầu tuần, đặc biệt khi Hang Seng giảm mạnh. (Ảnh: CNBC)

Thị trường Trung Quốc đại lục đã nhanh chóng đi vào khu vực cổ phiếu tích cực nhờ dữ liệu kinh tế tốt hơn mong đợi trước khi giảm trở lại. Chỉ số Shanghai Composite ở Trung Quốc đại lục lần trước thấp hơn 0,89% và tại Thâm Quyến mất 0,725%.

Trong khi đó, khác với Hang Seng, tại Úc, các chỉ số như S & P / ASX 200 cao hơn 1,48%. Kospi ở Hàn Quốc tăng 0,77% và Kosdaq tăng 1,87%. Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 0,49% và Topix tăng 0,41%. Chỉ số rộng nhất của MSCI về cổ phiếu Châu Á – Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản thấp hơn 1,18%.

Các nhà chức trách Nhật Bản thừa nhận đã can thiệp vào thị trường ngoại hối vào hôm 22/10, khiến đồng yên mạnh lên. Tuy nhiên, tiền tệ của nước này vẫn tiếp tục bập bênh. Cũng trong ngày hôm nay (24/10) tại châu Á, đồng yên này đã nhanh chóng tăng lên tỷ giá 145 yên/ USD và cuối cùng ở mức 148,85 yên/ USD.

Cuối tuần qua tại Mỹ, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 748,97 điểm, tương đương 2,47%, đóng cửa ở mức 31.082,56. S&P 500 tăng 2,37% lên 3,752,75. Nasdaq Composite tăng 2,31% lên 10.859,72.

Các thị trường của Singapore, Malaysia và Ấn Độ vẫn đang đóng cửa nghỉ lễ vào hôm nay và tránh được việc giảm điểm mạnh như Hang Seng của Hồng Kông. Cuối tuần này, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ nhóm họp, trong khi Singapore và Australia dự kiến ​​sẽ công bố dữ liệu lạm phát.

Trong phiên giao dịch hôm nay, việc Hang Seng giảm điểm mạnh đã gây hoang mang cho nhà đầu tư. Mức giảm tiếp tục tăng lên vào buổi chiều (buổi sáng là gần 5%, đến chiều Hang Seng đã giảm đến gần 6%)

Nhật Bản đối mặt với khó khăn vì đồng yên mất giá

Sự can thiệp vào thị trường ngoại hối lịch sử của Nhật Bản vào ngày 22/9 đã không thể ngăn chặn làn sóng đầu cơ đặt cược vào đồng yên, lên đến đỉnh điểm là mức thấp nhất trong 32 năm qua 150,00 mỗi USD. Tuy nhiên, trong bối cảnh chênh lệch lãi suất trái phiếu và lãi suất Mỹ – Nhật đang tăng vọt, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản và Bộ Tài chính nước này khó có thể áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn các quỹ đầu cơ và nhà đầu tư đặt cược thêm vào sự suy yếu của đồng yên.

Các đợt can thiệp mới nhất của chính phủ Nhật có thể làm mất đi một số vị thế bán khống, điều này sẽ được các quan chức Nhật Bản hoan nghênh, mong muốn ngăn chặn tình trạng đầu cơ và biến động “quá mức”. Tuy nhiên nhìn xa hơn, lần đầu tiên đồng yên giảm giá mạnh đến vậy trong 24 năm, các động thái tiếp theo để tác động đến tỷ giá hối đoái của đồng yên rất khó có thể dự đoán.

Là một trong những thị trường lớn nhất châu Á, việc chính sách và thị trường tiền tệ Nhật Bản thời gian gần đây bị cho là ít nhiều ảnh hưởng tới tổng thể thị trường. Trong phiên đầu tuần, chứng khoán vẫn tăng nhẹ nhưng không đáng kể và không bị ảnh hưởng nhiều như Hang Seng nhưng rõ ràng triển vọng trong tương lai gần vẫn còn nhiều bấp bênh.

Nhiều đánh giá mới đây của các chuyên gia cho thấy, chứng khoán Mỹ, châu Âu hay khu vực châu Á – Thái Bình Dương đều đang bước vào thị trường gấu, cần nhiều thời gian để phục hồi và chỉ phù hợp với nhà đầu tư dài hạn.