Thoạt tiên, buổi hẹn hò đầu tiên và vấn đề tình phí có vẻ như là hai thứ không hề ăn nhập. Chắc chắn, nói về tiền là bước ngoặt thực sự cho một mối quan hệ nghiêm túc, đã xác định đến hôn nhân chứ không phải anh chàng hay cô nàng bóng bẩy bạn đang theo đuổi.
Đúng vậy, nhưng không hoàn toàn. Bản chất cuối cùng của hẹn hò vẫn là tìm hiểu ai đó và học cách đưa ra quyết định cùng nhau và không có nhiều quyết định quan trọng hơn cách chúng ta xây dựng ngân sách cho tài chính của mình.
Với gen Z hiện nay, nhiều người không coi tiền bạc hoặc tài chính là yếu tố quan trọng khi yêu. Ban đầu, điều này là dễ hiểu nhưng cũng giống như các yếu tố tưởng chừng vô hại nhưng sau đó có thể xây dựng hoặc phá vỡ một mối quan hệ lãng mạn – lòng tin, giao tiếp và ranh giới lành mạnh – cách chúng ta quản lý và nói chuyện về tiền bạc với nửa kia của mình cần được thiết lập dần dần và đi đến thống nhất khi mối quan hệ phát triển.
Cách mỗi người chúng ta cảm nhận và quản lý tài chính của mình thường không giống nhau, được hình thành từ những thói quen và trải nghiệm mang tính cá nhân sâu sắc. Đây là thứ mang lại cho tiền sức mạnh phá hủy một mối quan hệ (hoặc không). Điều này không có nghĩa là bạn nên tuyên bố và tiết lộ toàn bộ lịch sử tài chính của mình vào buổi hẹn hò đầu tiên nhưng xây dựng sự trung thực về tài chính ngay từ lần đầu gặp mặt thực sự là ý tưởng tốt, bất kể giới tính của bạn là gì.
tình phí hẹn hò

Ai nên trả tình phí cho buổi hẹn hò đầu tiên?

Cuộc thảo luận về “tình phí” đầu tiên mà hầu hết các cặp đôi thường có trong buổi hẹn hò đầu tiên là: Ai sẽ trả tiền cho bữa tối?
Tất nhiên, có những giả định văn hóa lâu đời (và lỗi thời) rằng “người đàn ông” sẽ làm như vậy nhưng cách bạn tiếp cận câu hỏi này – cả với tư cách cá nhân và với tư cách là một cặp đôi tiềm năng – có thể nói lên rất nhiều điều về tương lai tài chính của cả hai. Như với tất cả mọi yếu tố tạo nên một mối quan hệ, chìa khóa ở đây là sự trung thực và rõ ràng.
Thay vì để những giả định đó ẩn nấp trong nền, hãy cởi mở về tiền bạc ngay từ đầu. Mục tiêu là xử lý tình huống này theo cách thoải mái cho cả bạn và người kia. Tất nhiên, điều này chỉ áp dụng khi bạn thực sự nghiêm túc với đối tác. Những anh chàng/ cô nàng đào mỏ hoặc trap boy/ trap girl sẽ sớm lộ diện khi động chạm tới vấn đề tiền bạc.
Nếu bạn muốn thanh toán, tốt nhất nên đánh giá xem người còn lại cảm thấy thế nào trước. Chẳng hạn, bạn có thể nói, “Anh sẽ thanh toán nhé? Anh/ em không biết anh/ em cảm thấy thế nào?”. Tương tự như vậy, nếu muốn chia sẻ, bạn có thể đề nghị, “Anh/em có phiền không nếu chúng ta chia đôi?”
Dù ý định của bạn là gì, đừng nhảy vào và đòi thanh toán ngay lập tức, nghĩ rằng bản thân đang tỏ ra hào hiệp — điều này, đối với các cô gái thành đạt, thường có thể bị coi là kiêu ngạo. Ngược lại, các cô gái cũng nên tránh giả định rằng người kia chắc chắn sẽ trả tiền hoặc họ đã biết tình hình tài chính của bạn. Ví dụ, nếu bạn đang bắt đầu một mối tình công sở, bạn nên tránh nói về tiền bạc vì đó cũng là “nói về công việc” nhưng lảng tránh một chủ đề theo cách này cũng là khởi đầu cho thói quen xấu, dẫn đến tích tụ các vấn đề trong tương lai.

Một số sai lầm nên tránh là gì?

Khi tìm hiểu nhau, bạn và đối tác tiềm năng có thể sẽ gặp phải hai vấn đề liên quan đến tiền bạc. Đầu tiên là hầu hết mọi người đều có ngân sách tình phí khác nhau và nếu bạn đang cố gắng gây ấn tượng với nhau, thì gần như không thể tránh khỏi việc sớm hay muộn một trong hai người phải ra khỏi vùng an toàn tài chính bản thân. Do đó, điều quan trọng là phải đặt ra ranh giới rõ ràng về số tiền bạn sẽ chi cho những buổi hẹn hò, quà tặng và những bữa ăn chung.
Tất nhiên, có thể khó đưa ra một giới hạn cứng nhắc nhưng chỉ ra rằng bạn đang tiết kiệm để đạt được mục tiêu, hoặc đang tìm cách trả hết các khoản vay cũng là một cách hay để đưa thực tế tài chính và tính trung thực vào cuộc sống lãng mạn mơ mộng của tình yêu.
Vấn đề thứ hai là hầu hết mọi người đều có ít nhất một phần tài chính mà bản thân cảm thấy xấu hổ. Trong một mối quan hệ mới, đương nhiên bạn có thể cố gắng lảng tránh chủ đề này và giữ bí mật về khía cạnh đó. Đối với hầu hết những người trẻ tuổi, chủ đề là nợ. Hơn 76% người trẻ hiện nay mắc một số khoản nợ — không bao gồm các khoản vay sinh viên và nợ thẻ tín dụng — và nhiều người chọn cách giữ bí mật với cha mẹ, người yêu, bạn đời và thường là với chính họ.
Đối với Gen Z, tình hình cũng không có nhiều khác biệt. Hầu hết thế hệ này mới tham gia lực lượng lao động lần đầu tiên trong đời và hơn một phần ba đã mang nợ cá nhân.
Không dễ để thanh minh về một vấn đề tài chính đáng xấu hổ nhưng cuối cùng bạn sẽ cần phải làm như vậy nếu và khi mọi việc trở nên nghiêm túc. Hãy nghĩ về tài chính như một khía cạnh khác trong tính cách của bạn — như sở thích và ký ức tuổi thơ của bạn để thấy được tầm quan trọng của chuyện đó. Cảm giác khi chia sẻ những điều này với người mà bạn tin tưởng và muốn cùng xây dựng tương lai gia đình chẳng phải rất tuyệt sao? Vì vậy, bạn nên thử suy nghĩ về cách bạn sẽ chia sẻ câu chuyện cá nhân với đối tác? Làm thế nào bạn sẽ thừa nhận với họ một vài hành động hay thói quen lãng phí? Tiếp cận chủ đề tình phí theo cách tương tự cũng rất không ngoan.
Theo thời gian, bạn sẽ thấy rằng khi bạn trung thực, đối tác của bạn sẽ đánh giá cao và tin tưởng bạn nhiều hơn. Tình phí hay tiền bạc không phải một chủ đề ghê gớm mà chính là một cách để người khác hiểu bạn hơn.