Lý tưởng nhất là trong mọi tương tác với gia đình và người thân — ngày Tết, hội họp, việc gia đình, chuyện phiếm — là chúng ta có thể đem đến những giá trị tích cực và mang tính xây dựng, đặc biệt về vấn đề tiền bạc. Với các thành viên trong gia đình, đây cũng là chủ đề vô cùng quan trọng, không thể bỏ qua.
Nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng làm được điều đó. Các cuộc thảo luận về tiền bạc có thể trở nên lạnh lùng và xa cách, mang tính độc hại và gia trưởng — đặc biệt khi ai đó đưa ra nhận xét phân biệt về khả năng, giai cấp, công việc, tấn công cá nhân.
Bạn không muốn rơi vào tình trạng khó nói trong ngày Tết? Loại bỏ ngay 10 cụm từ độc hại này khi nói chuyện về tiền bạc với gia đình ngày Tết:
tien bac ngay tet

1. “Có tiền là phải…”

Điều này nói lên rằng bạn có tư duy tiền bạc cố định không muốn thay đổi và muốn áp đặt cho người khác. Bạn đang ám chỉ rõ ràng tiêu chuẩn hiện tại của bạn mới là đúng nên bạn có nguy cơ bóp nghẹt không khí trao đổi cởi mở ngày Tết và khiến người nghe cảm thấy khó chịu.
Thay vào đó, hãy nói: “Nếu tôi có tiền thì sẽ làm như thế này, nhưng cô/ chú/ anh/ chị biết đâu lại có cách hay hơn.”

2. “Thời ngày xưa tôi còn khổ hơn…”

Câu nói này có nghĩa khổ đau là điều tất nhiên, khổ đau của quá khứ có thể lấn át nỗi đau của ngày hôm nay và bạn sẽ khiến bất cứ một ai đang muốn lên tiếng về khó khăn tiền bạc của mình phải im lặng cũng như tránh xa bạn mãi mãi.
Thay vào đó, hãy nói: “Thời của tôi ngày xưa đúng là khó khăn thật và tôi mừng là bây giờ tình hình của các cháu/ em đã khá hơn phần nào. Chúng ta có thể làm gì để cải thiện rắc rối hiện giờ cho cháu/em?”

3. “Tiền bạc có thì phải giữ cho chặt.”

Những người hay sử dụng cụm từ này thường là người có trải nghiệm khó khăn về tiền bạc và do đó, cảm thấy cần phải bảo vệ tài sản cá nhân bằng mọi giá. Tuy nhiên, một số nhóm người cụ thể (ví dụ: các bà vợ và những người họ hàng đang phải vay mượn) dễ bị tổn thương vì tình hình tài chính nhạy cảm.
Giữ chặt tiền bạc trên thực tế có thể là một nguyên nhân gây ra tình trạng nghèo khó kéo dài và khó kiếm được cơ hội làm giàu, các nghiên cứu cho thấy. Nó cũng có thể dẫn đến việc bạn bị các thành viên trong gia đình nghi ngờ về tinh thần trách nhiệm với gia đình.
Thay vào đó, hãy nói: “Tiền bạc thì nên quản lý khôn ngoan.”

4. “Anh A/ cô B tiền bạc xông xênh lắm.”

Những thông điệp so sánh độc hại này bỏ qua thực tế là kết quả tài chính có thể phụ thuộc vào đặc quyền và mang tính ngắn hạn, đồng thời, những người khác nhau bắt đầu cuộc đua ở các vạch xuất phát khác nhau. Khi đánh giá ai đó về tiền bạc, bạn đang bỏ qua tiềm năng và động lực, khiến họ cảm thấy ngượng ngùng. Tất nhiên, nếu bạn bị đánh giá là người ham vật chất thì cũng không thể trách ai khác.
Thay vào đó, hãy nói: ”[Người A] có tài chính tốt nhưng người B có nhiều kinh nghiệm sống và còn nhiều cơ hội khác. [Người Y] cũng có rất nhiều tiềm năng khá.”
tien bac ngay tet

5. “Người nhà này là phải mua/ biếu…”

Đây là một trong những mệnh lệnh ‘mềm’ nhưng vô cùng độc hại và gia trưởng, gây ra nhiều băn khoăn và lo lắng cho những người không có tài chính tốt. Năm vừa qua cũng là một năm kinh tế ảm đạm. Đừng gây thêm áp lực vào dịp Tết.
Thay đổi trong văn hóa truyền thống đôi khi đòi hỏi đổi mới tinh thần từ người vai vế lớn nhất trong nhà. Nếu bạn là con trưởng trong nhà, đang đảm nhận vai trò đón tiếp mọi người, thờ cúng ông bà, hãy tế nhị khi yêu cầu các thành viên khác trong gia đình cùng đóng góp.
Thay vào đó, hãy nói: “Tôi rất cảm kích khoản đóng góp của mọi người. Ai cũng có trách nhiệm trong gia đình.”

6. “Cho xem tài khoản/ ví nào!”

Tình hình tài chính của mỗi người, trong bất cứ tình huống nào, đều nên được giữ kín và tôn trọng. Dù sẽ luôn có những đặc điểm nhất định thể hiện ra khả năng tiền bạc của một người nhưng yêu cầu công khai là việc rất thô lỗ và độc hại.
Nỗi sợ hãi về việc bị chê cười và so sánh là bản năng của tất cả mọi người.
Thay vào đó, đừng bao giờ yêu cầu ai đó chứng minh tình hình tài chính của họ.

 7. ”[Người X] không có ý như thế.

Về cơ bản, người nghe sẽ hiểu rằng: “Tôi hiểu lời phàn nàn của bạn, nhưng tôi đang bảo vệ người khác và làm bạn mất uy tín.” Thay vì cung cấp sự hỗ trợ cần thiết hoặc xác thực chuyện đã xảy ra, bạn đang châm chọc và khiến người khác dựng lên hàng rào phòng thủ với bạn.
Thay vào đó, hãy nói: “Cảm ơn anh/chị/em đã chia sẻ. Có thể hành vi đó có gì uẩn khúc nên chúng ta sẽ cùng tìm cách giải quyết.

8. “Tôi không có tiền đâu nhưng tôi sẽ biếu/cho…”

Điều này nói lên rằng bạn đang bỏ bê tình hình tài chính cá nhân và khoe khoang về việc vượt qua khó khăn, túng thiếu hoặc khủng hoảng tài chính để thực hiện một hành vi không quá cần thiết thực tế không đem lại huy hiệu danh dự như bạn tưởng.
Đồng thời, hành vi này cũng làm mất quyền tự bảo vệ bản thân của người khác, đặt ra áp lực ngầm về trách nhiệm tiền bạc. Chúng ta phải chăm sóc bản thân về thể chất, tinh thần và cảm xúc. Những người khác cũng vậy.
Thay vào đó, hãy nói: “Tết này có thể tôi không quá dư dả nên sẽ biếu/ không biếu…”.

 9. “Đừng nói với ai chuyện này nhé.”

Điều này nói lên rằng bạn đang cố tình làm tổn hại đến quyền riêng tư và lòng tin, đặc biệt nếu đó là câu chuyện liên quan đến tiền bạc hoặc đời tư cá nhân ai đó trong gia đình. Tin đồn sai sự thật rất phổ biến, trong khi hành vi buôn chuyện vào quãng thời gian rỗi rãi thật khó nhưng thói ngồi lê đôi mách luôn ảnh hưởng xấu đến cả người đang chia sẻ và người được chia sẻ thông tin.
Thay vào đó, hãy nói: “Tốt nhất là mình nên giữ kín thông tin này nhé.”

10. “Tối nay làm thêm tăng nữa được không?”

Câu nói này cho thấy bạn không tôn trọng ranh giới về thời gian và thậm chí giới hạn tiền bạc của ai đó trong nhóm. Chắc chắn, ngày Tết là một dịp để mọi người có thể tụ tập và giải trí với nhau nhưng thời gian vẫn rất quan trọng và luôn có các trường hợp ngoại lệ. Tuy nhiên, nhu cầu liên tục về thời gian cá nhân sẽ gây ra sự khó chịu ngầm và kiệt sức, đặc biệt, nếu thời gian này không được bù đắp hay sử dụng hợp lý.
Thay vào đó, hãy nói: “Hôm nay vui vậy là đủ rồi, còn ai muốn tiếp tục tăng nữa hay để ngày mai nhỉ?”